Các loại giấy in chuyển nhiệt
Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy chuyên dụng cho lĩnh vực in chuyển nhiệt. Trong ngành in có rất nhiều loại giấy khác nhau, mỗi loại giấy có độ dày, màu giấy, khổ giấy, và cả độ đặc vật liệu, tính chất vật liệu cũng khác nhau, tùy vào hoàn cảnh in ấn cũng như thiết bị, nhu cầu in khác nhau. In chuyển nhiệt đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắc khe để tạo ra sản phẩm in chất lượng cao nhất. Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy tiêu chuẩn phù hợp nhất cho nhu cầu của ngành này.
Loại giấy này còn được gọi là giấy thuốc, giấy in chuyển nhiệt là loại giấy có phủ lớp bột giúp bám mực tốt hơn, có một mặt nhám, mặt còn lại trơn láng hơi bột, hoặc 2 mặt láng, giấy in chuyển nhiệt nặng đến 13g nên rất dày, cứng, bề mặt giấy rất sắc xảo, không bị tơi, xơ giấy, và có khả năng chống nước, loại giấy này chịu nhiệt tốt hơn giấy thường, được đóng gói theo sấp 100 tờ, A3 hoặc A4, giấy có bề mặt nhám dùng để in lên vải sáng màu, pha lê, túi xách, hay cả gạch men, gối,… Giấy in chuyển nhiệt có độ phân giải cực kỳ cao, lên đến 5760 dpi, hình ảnh chân thật sắc nét hơn rất nhiều so với 400dpi của điện thoại sắc nét cao cấp nhất.
Với chi phí cho giấy in chuyển nhiệt rất thấp, loại 1 mặt thường có giá tầm 45.000đ/sấp, loại 2 mặt là 60.000đ, loại A3 cũng chỉ khoảng 90.000đ/sấp. Chính vì thế mà loại giấy này được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực in chuyển nhiệt.
Nồi nào thì phải úp vung nấy, giấy in chuyển nhiệt được in bằng loại mực in chuyển nhiệt chuyên dụng, được ép bằng máy ép nhiệt phẳng cao áp, với 200 độ trong 1 phút, khi được ép đủ thời gian, nhiệt độ, với lực ép hợp lý thì chất lượng hình ảnh in lên bề mặt luôn được bảo đảm chất lượng tối ưu nhất. Giấy in chuyển nhiệt có thể chuyển tải hình ảnh từ giấy chính xác màu sắc đến hơn 90% lên chất liệu vải 65% cotton hay các loại vật liệu hay bề mặt khác.
Giấy in chuyển nhiệt màu khổ A3…a
Cách sử dụng giấy in chuyển nhiệt để in lên vật liệu:
Phân biệt mặt in của giấy
Nếu bạn là mới sử dụng giấy in chuyển nhiệt lần đầu thì rất khó để phân biệt được mặt để in. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt mặt in bằng đặc điểm này:
- Mặt giấy dùng để in là mặt trơn láng, nhìn thì láng bóng nhưng bạn lấy tay sờ lên mặt sẽ cảm nhận hơi có bột một chút.
- Mặt còn lại là mặt nhám, màu ngã vàng hơn.
Trước khi in nhớ lật ngược file ảnh
Trước khi in ra giấy in chuyển nhiệt, tất cả hình ảnh đều phải được lật ngược. Vì khi chúng ta ép lên vật liệu thì nó sẽ lật ngược lại lần nữa nên chữ sẽ bị ngược với hình ảnh trên giấy.
Riêng với giấy in chuyển nhiệt đậm thì không cần lật ngược file (Hướng dẫn cách sử dụng giấy in nhiệt đậm ở một bài viết khác)
Chọn chế độ in
Cách chỉnh chế độ in của giấy in chuyển nhiệt không khác biệt nhiều so với cách in các loại giấy khác. Chỉ khác ở loại giấy, vì thế các bạn hãy chọn loại giấy in là “quality Inkjet”.
Ép giấy in chuyển nhiệt lên sản phẩm
Sau khi in lên giấy xong, úp bề mặt vừa in (tức là mặt có mực) lên bề mặt sản phẩm cần in. Nếu bề mặt in là chất liệu vải thì không cần nhưng nếu là ốp lưng điện thoại, ly sứ thì nên dùng băng keo nhiệt cố định để không bị nhòe hình khi in.
Những chiếc máy ép ly hoặc ép phẳng đều có nút điều chỉnh, hãy điều chỉnh lực ép cho vừa đủ.
Nhiệt độ ép hãy điều chỉnh từ 180 – 220 độ.
Thời gian ép từ 25 – 180 giây.
Thời gian và nhiệt độ được điều chỉnh tùy theo vật liệu ép. Nhưng nguyên tắc cơ bản là thời gian dài thì chỉnh cho nhiệt độ thấp và ngược lại.
Lưu ý: Nếu sau khi ép sản phẩm bị ngả vàng nghĩa là nhiệt độ ép hơi cao, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống đến khi hết vàng.
Còn nếu sản phẩm bị nhạt màu sau khi ép bị nhạt màu thì chỉ cần tăng nhiệt độ lên.