Các loại mực dùng trong in lụa
In lụa với nguyên lý đơn giản, linh hoạt trong cách làm, đa dạng trong máy móc, thiết bị hỗ trợ, in lụa được ứng dụng rất rộng trong rất nhiều ngành như may mặc, thiết bị điện tử, sản phẩm giấy, máy móc thiết bị… Chính vì thế các loại mực dùng trong in lụa cũng đa dạng để phù hợp với từng ngành, từng loại sản phẩm riêng biệt.
Trên thị trường có tới vài trăm loại mực dùng trong in lụa khác nhau, việc phân biệt những loại mực này đôi khi rất khó khăn, đặc biệt với những người mới vào nghề.
Để đơn giản hơn trong cách nhìn nhận ta có thể phân mực in lụa theo những cách như sau:
1 – Mực gốc dầu
Mực gốc dầu là loại mực được tạo ra từ những thành phần gốc dầu, thường được điều chế từ những thành phần gốc dầu trong dầu mỏ.
Mực gốc dầu thường có mùi dầu, mùi nặng hay nhẹ tùy thuộc từng loại.
Mực gốc dầu có độ bám tốt, đặc biệt với sản phẩm giấy.
Mực gốc dầu phải sử dụng dung môi dầu để pha chế trong quá trình in.
Mực gốc dầu cũng được phân chia theo độ độc hại như không chì, không kim loại nặng, không phthalete, không fomandehyde… và có những tiêu chuẩn an toàn riêng tùy từng loại để bảo vệ người tiêu dùng.
2 – Mực gốc nước
Mực gốc nước là mực được tạo ra bởi những thành phần gốc nước.
Mực gốc nước có thể hòa tan trong nước.
Mực gốc nước thường lành tính, không độc.
Mực gốc nước có thể để khô tự nhiên mà không cần xử lý nhiệt hay ánh sáng
Mực gốc nước thường được ứng dụng để in nhiều nhất trên vải, chiếu cói, mấy tre…
3 – Mực UV
Mực UV là một loại mực gốc dầu có tính chất để chết mực ta phải sấy bằng tia UV (tia tử ngoại).
Mực UV có độ bám rất tốt trên nhiều loại chất liệu khác nhau.
Mực UV có độ trong suốt, áp dụng nhiều trong những sản phẩm in giấy muốn đạt được những hiệu ứng như bóng, mờ, hạt trên bề mặt.
Xem thêm bài viết: Học in lụa trên vải áo thun