Chụp bản in lụa khi mất điện
Hiện nay hệ thống cấp điện của chúng ta rất tốt, việc mất điện hiếm khi xảy ra lên thợ in lụa không thực sự coi việc mất điện làm một rủi ro hay một khó khăn trong quá trình in lụa. Tuy nhiên ngày trước khi việc cấp điện chưa thực sự tốt như hiện nay thì in lụa khi mất điện rất được thợ in lụa lưu ý tập luyện đề phòng trường hợp nhỡ hàng của khách khi bị mất điện.
Khi điện bị mất đương nhiên vấn đề khó khăn nhất là làm sao chụp được bản in lụa, về mặt kỹ thuật thì chụp bản in lụa khi mất điện cơ bản cũng tương đối giống với chụp bàn bằng đèn chụp, nghĩa là cũng dùng ánh sáng để chụp nhưng sử dụng ánh sáng mặt trời.
Lưu ý chụp bản in lụa khi mất điện:
- Ánh sáng mặt trời nếu sử dụng trực tiếp sẽ rất mạnh lên trong trường hợp ta sử dụng trực tiếp ánh sáng mặt trời thì thuốc bắt sáng phải pha ít đi khá nhiều, còn nếu chụp trong bóng râm thì thuốc bắt sáng có thể cho tăng lên.
- Lưu ý với những loại bóng đổ như bóng cây, bóng của mình… nếu có bóng đổ chiếu một phần lên bản chụp sẽ ảnh hướng tới chất lượng bản.
- Lên sử dụng giấy lót và nếu giấy có màu đen thì tốt nhất.
Quá trình thực hiện chụp bản in lụa khi mất điện
Bước 1: Làm khô khung in lụa
Khung lụa trước khi lên keo phải được để khô tí nhất là ở phần lưới in, sau khi lên keo có thể làm khô keo bằng bếp than, bếp gas, khi sấy khung bằng những thiết bị đơn giản này phải lưu lý tới ngọn lửa và nguồn sáng vì nếu nhiều ánh sáng quá keo có thể cứng lại làm không chụp được bản, hoặc nếu nhiệt độ cao quá có thể dẫn tới quăn và hỏng lưới. Việc này đòi hỏi thợ in phải thật khéo léo, dùng tay lắc và di chuyển khung liên tục, khi vùng keo nào khô là phải chuyển qua sấy ở những vùng keo khác.
Bước 2: Chụp bản in lụa
Cách thức chụp bản như sau, bạn lấy một miếng kính để trên một cái ghế, đặt một số tờ giấy lên kính, sau đó úp lụa lên rồi đặt tờ can cần chụp lên, tờ can được đặt ngược lại so với đèn chụp, sau đó dùng một tấm kính sạch, trong suốt đè lên trên ép tờ can đó sát với mặt khung lưới, dùng hai tay ép mạnh hai miếng kính lại rồi đem ra nắng chụp, hoặc bạn cũng có thể cầm luôn cả cái ghế theo để làm điểm tựa, nếu bạn ép không tốt, tờ can và bề mặt lụa không sát với nhau sẽ không có hiệu quả.
Sau đó tùy theo ánh sáng ngoài trời tại thời điểm đó thế nào để quyết định thời gian chụp vì trời nắng sẽ khác trời râm, buổi trưa sẽ khác buổi chiều… cái này phải có kinh nghiệm một chút. Quan trọng nhất của việc quyết định thời gian chụp là nhìn màu màu keo bị đổi màu để quết định.
Tiếp đó ta đem rội bản để hiện phần tử in rồi đem hơ cho nhanh khô, nếu cẩn thận có thể phơi thêm nắng sẽ tốt hơn.
Bước 3: In
Sau khi chụp bản in lụa xong ta thực hiện các thao tác để in sản phẩm như bình thường như pha mực, gắn khung lụa lên bàn in, in và các bước sau in.
Chúc các bạn thành công với kỹ thuật in lụa khi mất điện này!