Một trong những công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm in là chụp bản in lụa. Bài viết dưới đây tôi sẽ miêu tả quá trình chụp bản in lụa cơ bản.
Chụp bản in lụa là gì
Chụp bản in lụa là quá trình tạo hình sản phẩm in trên mặt bản in. Quá trình này tạo ra hình dáng sản phẩm trên bề mặt lưới in làm mực có thể đi qua và tạo thành hình in trên mặt áo. Chụp bản in lỗi sẽ dẫn đến lỗi sản phẩm nên đây là bước rất quan trọng.
Chuẩn bị những gì khi chụp bản in lụa?
Phim chụp: Phim chụp được ra can từ máy tính ( ra can là thuật ngữ trong ngành, thực tế đây là công đoạn in bản thiết kế từ máy tính lên một bản giấy can). Đây là bản phim trong suốt, trên phim có hình dạng cụ thể của mẫu thiết kế đã được in ra.
Bàn chụp: Đây là thiết bị quan trọng để tạo độ sáng, thường sử dụng đèn UV giống bóng đèn huỳnh quang nhưng phát tia UV. Bàn chụp được làm bằng gỗ và được thiết kế để đảm bảo có độ sáng tốt nhất dùng để chụp bản. Ánh sáng từ
Khung chụp bản: Đây là khung làm bằng gỗ hoặc bằng kim loại có lớp lưới đặc chủng ở giữa.
Keo chụp bản: Thường keo chụp bản phải nấu: quy trình nấu keo cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm để ra chất lượng keo chụp tốt nhất. Keo khi nấu xong thường sệt và khá dẻo và sánh.
Thuốc bắt sáng: đây là một hóa chất cần thiết để tăng độ bắt sáng để có thể in hình bản thiết kế lên lưới in. Bột bắt sáng thường có mầu cam, bảo quản trong điều kiện tối (có ánh sáng sẽ hỏng nhé).
Ngoài ra còn cần đến: máng gạt, đồng hồ bấm giây, kính chèn, giấy đen, vật nặng 3-4kg
Bạn có thể xem video về cách chụp bản in lụa, lưới phía dưới để dễ hình dung quy trình nhé!
Cách chụp bản in lụa
Bước 1: Pha keo (sử dụng thuốc bắt sáng)
Bước 2: Cho keo vào máng gạt rồi trải đều dọc thân khuôn lưới rồi kéo 1 cái để keo đồng đều trên bề mặt lưới.
Bước 3: Sấy khô rồi đem đi chụp
Bước 4: Chụp bản
Ở đây ta chụp từ dưới lên do đó ta cần đậy tấm đen (hoặc giấy đen) rồi đến tấm xốp lên trên lưới sau đó đặt tấm kính chèn và chèn vật nặng lên trên kính chèn chủ yếu nhằm mục đích hút hết chân không ra. Bật đèn chụp và bấm thời gian. Khi chụp xong xả nước lạnh kỹ cả 2 mặt và đem đi sấy là bạn đã có tấm phim chụp.
Về lý thuyết là vậy nhưng quá trình thực hành để cho sản phẩm ưng ý thì là một chuyện khác. Kéo keo thế nào đúng chuẩn, thời gian chụp bao lâu, cách rửa bản thế nào cho đúng kỹ thuật, liều lượng thuốc bắt sáng ra sao… Rất nhiều kỹ thuật chỉ có thể học được được nhờ thực hành.
Bạn có thể tìm hiểu về khóa học dạy in lụa của chúng tôi nhé: Dạy nghề in áo thun tại Hà Nội
Từ khóa:
- Cách chụp bản in lụa
- Chụp bản in lụa
- Cách chụp bản in lưới
- chụp bản in lưới
- Chụp bản in lụa là gì