chất liệu simili là gì
Ắt hẳn trong chúng ta ít nhiều đều có sử dụng những sản phẩm được làm từ chất liệu simili, liệu ai trong chúng ta từng tìm hiểu sâu hơn về chất liệu simili là gì chưa? Bài viết sau đây sẽ cho chúng ta biết về loại chất liệu đặc biệt này.
Simili, giống như cái tên gọi của nó (simili – nhái), là tên được chỉ chung cho các sản phẩm giả da như faux leather, pleather, chất liệu da PU cũng là một loại chất liệu simili.
Chất liệu giả da simili được sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất thời trang trong giai đoạn hiện nay, như: balo, túi xách, ví, … những vật phẩm có thể dùng chất liệu simili để sản xuất thay thế chất liệu da thật.
Cấu tạo của chất liệu simili là gì?
Chất liệu da simili được cấu tạo từ những tấm vải lót, thường được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một hoặc hai lớp nhựa PVC để tạo sự kết dính giữa tấm vải và lớp nhựa đó. Sau đó tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Đến công đoạn cuối cùng, da simili sẽ được đi xử lý trên phần bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn và trơn láng hơn.
Chất liệu simili thường được sản xuất ra các sản phẩm giá rẻ, một loại da cao cấp hơn chất liệu simili đó là da PU.
Ưu điểm của chất liệu simili là gì?
- Màu sắc của chất liệu da simili đa dạng, không bị phụ thuộc cố định vào một loại màu sắc như chất liệu da thật, mẫu mã của chất liệu này khá nhiều, có thể lựa chọn kiểu dáng tùy theo ý thích.
- Giá thành để có một sản phẩm có chất liệu simili khá rẻ, rẻ hơn khi so với chất liệu da thật.
- Chất liệu simili có khả năng chống nước cao, dễ lau chùi trên bề mặt của chất liệu này, đây là một trong những điểm nhấn khiến chất liệu simili khá được yêu thích hiện nay.
- Chất lượng từ chất liệu này mang lại khá tốt.
- Ngoài ra, khi sử dụng những sản phẩm từ chất liệu simili để thay thế cho chất liệu da thật người tiêu dùng đã góp một phần nào đó trong chiến dịch săn bắt thú quý hiếm, đảm bảo được tính bảo vệ môi trường.
Nhược điểm của chất liệu simili là gì?
- Chất liệu simili sẽ có chất lượng kém hơn chất liệu da thật, điều này là hiển nhiên vì chất liệu simili dù gì cũng là chất liệu giả da.
- Có mùi gắt và độ bóng đặc trưng.
- Tuổi thọ của một sản phẩm có chất liệu simili thấp hơn, đem lại góc nhìn mỹ quan không đẹp bằng da thật.
- Sản xuất sản phẩm từ chất liệu simili sẽ khó phân hủy
- Nếu không được sản xuất trong một quy trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn an toàn có thể gây ra kích ứng da khi sử dụng.
Công nghệ in trên chất liệu simili là gì?
In trên chất liệu da ngày càng được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là trên chất liệu simili bởi tính đa dụng và giá thành rẻ mà chất liệu này mang lại.
Các công nghệ in và ép logo trên chất liệu simili bao gồm:
- In kéo lụa: Với những họa tiết đòi hỏi nhiều màu sắc phức tạp thì in kéo lụa là sự lựa chọn hoàn hảo. Phương pháp này được áp dụng đối với chất liệu simili có bề mặt phẳng. Thời gian thao tác nhanh, màu sắc đa dạng, sản phẩm in được nhiều chi tiết và thể hiện được rõ màu.
- Ép nhiệt: Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, chỉ với một khuôn logo bằng đồng hoặc kẽm dùng máy ép nhiệt cao tần ép logo lún sâu vào chất liệu simili để tạo nên sản phẩm đẹp mắt theo yêu cầu. Công nghệ này có chi phí thấp, tiết kiệm được thời gian, bền, không phụ thuộc màu sắc.
- Ép kim logo: Đây là hình thức cao cấp hơn ép nhiệt giúp sản phẩm nổi bật hơn khi phủ một lớp ngoài bởi nhũ vàng hoặc nhũ bạc hoặc màu khác theo yêu cầu. Là hình thức khá đẹp mắt và cũng khắc phục nhược điểm của phương pháp in kéo lụa và ép nhiệt thông thường.
Những điểm lưu ý khi in trên chất liệu simili là gì?
- Khi thực hiện in lụa nên dùng các loại keo chụp bản bắt sáng pha chế trong môi trường đặc biệt, có dạng pha loãng, tránh các loại bột pha trực tiếp, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Dùng cây khuấy là loại gậy inox để đảm bảo vệ sinh và đúng kỹ thuật.
- Để đảm bảo sức khỏe, khi thực hiện phương pháp in lụa trên chất liệu simili nên đeo khẩu trang, bao tay cẩn thận.
- Mực dùng để in lụa trên chất liệu simili phải là mực in cao cấp, được chiết xuất từ thiên nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe người thực hiện, người sử dụng và cả môi trường.