Chất lượng lớp mực trong in lụa có ảnh hưởng gì?
Trong lĩnh vực in lụa có lẽ yếu tố rất quan trọng quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm chính là chất lượng của lớp mực trong in lụa. Sau khi sản phẩm được in ra nhìn những phần tử in (lớp mực tạo lên phần tử in) có rõ nét không, mực in có đủ độ đậm không, mực in có sáng không… sẽ quyết định sản phẩm in lụa đạt chất lượng tốt như thế nào.
Thông thường ta có thể xem xét một số yếu tố sau đây để đánh giá chất lượng của lớp mực trong in lụa.
Độ nét của lớp mực in lụa
Độ nét của lớp mực in lụa được quyết định thứ nhất bởi khung in lụa, khung in lụa phải được chụp bản tốt không bị gai chữ và phần tử in. Độ nét của lớp mực cũng phụ thuộc cả vào loại dao gạt sử dụng cũng như cách thức gạt và áp lực gạt.
Sai lệch mầu trong in lụa
Kiểm soát mầu trong in lụa là một việc không dễ dàng, bởi mầu sắc trong in lụa được pha hầu như hoàn toàn thủ công, đòi hỏi kinh nghiệm của người thợ khá nhiều. Tuy nhiên để hạn chế việc sai lệch mầu ta cần đưa vào các bước, các quy trình kiểm tra càn cẩn thận bao nhiêu càng hạn chế được độ sai lệch mầu bấy nhiêu. Luôn luôn bám sát mẫu trong in lụa là một nguyên tắc quan trọng để hạn chế việc lệch mầu.
Độ bóng của lớp mực in lụa
Độ bóng của lớp mực sẽ tùy thuộc vào sản phẩm in, loại mực sử dụng. Có nhiều loại mực in lụa có độ bóng trên các chất liệu khác nhau, nhưng nhiều loại thì không. Tốt nhất với những loại có độ bóng chúng ta phải có mẫu so sánh, từ đó mới thử được độ bóng cho tới khi đạt. Một số loại mực in lụa cần thêm một công đoạn để tạo bóng như ép nhiệt, gia nhiệt, thêm phụ gia, tùy từng trường hợp ta xử lý cho phù hợp.
Độ bám của lớp mực in lụa
Đặc thù của in lụa là in trên rất nhiều loại chất liệu khác nhau, sử dụng những loại mực đặc trưng khác nhau đối với từng loại chất liệu. Do đó chất lượng của lớp mực trong in lụa về mặt độ bám sẽ phụ thuộc đầu tiên vào việc người in chọn đúng chủng loại mực phù hợp với chất liệu, sau đó phụ thuộc vào việc thêm phụ gia với những loại chất liệu khó bám, cuối cùng là phụ thuộc vào những thủ thuật đặc biệt như nung hay hấp hay sơn… để tăng thêm độ bám trong từng trường hợp cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Khóa học in lụa trên vải, áo thun