In chuyển nước là gì?
In chuyển nước là một kỹ thuật in tuyệt vời với những sản phẩm, các chi tiết máy móc, các bộ phận trên ô tô, trên xe máy, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, cửa sắt… từ những sản phẩm đơn giản đến những sản phẩm phức tạp. Ngoài ra in chuyển nước còn tạo ra những hiệu ứng, hình in rất ấn tượng mà những kỹ thuật in khác khó làm được trên những sản phẩm như vậy.
Vậy in chuyển nước là gì? In chuyển nước (water transferprinting) hay còn gọi là công nghệ hydrographics.
Công nghệ này được phát triển vào khoảng những năm 1982, tuy nhiên do công nghệ này chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt lên tương đối bí ẩn với đa phần mọi người. Trước kia công nghệ này phần lớn được những hãng ô tô siêu sang sử dụng để “độ” các chi tiết xe hơi cho khách hàng.
Quy trình công nghệ in chuyển nước
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cần in và sơn
Ở bước này vật liệu in sẽ được phủ một lớp sơn lên bề mặt, lớp sơn này (còn gọi là primers) sẽ làm sơn in chuyển bám dính trên bề mặt. Sơn sẽ được sấy khô hoặc để khô tự nhiên trước khi tiến hành bước tiếp theo của quy trình.
Bước 2: Xử lý bề mặt bằng phim hydrographics
Phim hydrographics là một loại phim đặc biệt, phía trên của phim hydrographics đã được phủ một lớp sơn có thiết kế phù hợp với tạo hình của hình in mà khách hàng yêu cầu. Sau đó tấm phim hydrographics này được nhúng vào một bể nước ấm. Bể nước có kích thước tùy thuộc để đảm bảo việc nhúng sản phẩm sau này dễ dàng.
Bước 4: Tạo môi trường sơn nổi trên bề mặt nước
Ở bước này người ta sẽ nhúng tấm phim nhẹ nhàng lên bề mặt nước. Phim hydrographics được làm từ PVA (polyvinyl alcohol), đây là một dạng vật liệu tan được trong nước, do đó sau khi nhúng tấm phim vào nước ấm, tấm phim sẽ bị phân rã đồng thời lớp sơn hoa văn được đẩy lên trên.
Bước 5: Xịt lên bề mặt chất activator
Sau khi qua bước 4 tạo môi trường sơn nổi trên mặt nước, lúc này phía trên lớn sơn vẫn còn một lớp nhựa mỏng, để loại bỏ lớp nhựa mỏng này ta sẽ sử dụng một loại hóa chất có tác dụng hòa tan nhựa (thường gọi là activator). Chất này có thể là isobutanol, hay texanol, hay ethylacetate, hay butoxyethanol hoặc bằng xăng.
Bước 6: Nhúng sản phẩm cần in vào bể
Bước này quan trọng nhất, người làm phải rất cẩn thận, nhúng từ từ vật cần in vào bề mặt sơn, sau đó sơn sẽ từ từ bám vào toàn bộ bề mặt của vật cần in.
Sau khi đã nhúng toàn bộ sản phẩm in xuống phía dưới, ta khuấy mạnh nước trên bề mặt để gạt bỏ những phần sơn thừa, tránh tình trạng bám ngược lại sản phẩm in. Tiếp đó từ từ nhấc sản phẩm in lên khỏi mặt nước.
Bước 7: Sấy khô sản phẩm
Sau khi đã có sản phẩm hoàn chỉnh đẹp mắt ta chỉ cần xì và hong khô sản phẩm là kết thúc quy trình in.
In chuyển nước là một kỹ thuật in thực sự mang tính đột phá vì nó có thể in lên cả 3 chiều của sản phẩm, điều mà những kỹ thuật in khác không dễ thực hiện hoặc không thể thực hiện được. Ngoài ra công nghệ này cũng có thể in đang dạng trên nhiều loại vật liệu khác nhau. In chuyển nước cũng có điểm cộng là có chi phí khá rẻ đặc biệt về mặt đầu tư trang thiết bị cơ bản so với những công nghệ in khác.
Tìm hiểu thêm về: Kỹ thuật in áo thun, in áo đồng phục