Dạy in áo bảo hộ lao động là một nội dung học trong khóa in lụa trên vải, in lụa trên áo của chúng tôi. Bảo hộ lao động là một lĩnh vực rất rộng lớn nói chung và quần áo bảo hộ lao động là một ngành lớn đang liên tục tăng trưởng theo đà phát triển của xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về in áo bảo hộ lao động.
Quần áo bảo hộ lao động
Đứng trước sự đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, chưa bao giờ Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ trong tất cả các ngành kinh tế như hiện nay. Từ những ngành công nghiệp nặng như luyện kim, xây dựng, dầu mỏ, khoáng sản, địa chất… cho tới những ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ…
Chính vì vậy một xu hướng cũng phát triển theo đó là đồ bảo hộ lao động nói chung và quần áo bảo hộ lao động nói riêng, giành cho những ngành nghề sản xuất kinh doanh trên cũng rất phát triển. Ngày càng đáp ứng tốt hơn công tác đảm bảo an toàn cho con người trong sản xuất kinh doanh những ngành nghề đó.
Quần áo bảo hộ lao động sẽ giúp người công nhân tránh được sự khắc nhiệt của thời tiết, các loại hóa chất độc hại, bụi bặm… Quần áo bảo hộ lao động góp phần chăm lo sức khỏe và đời sống cho người lao động. Thể hiện sự quý trọng con người của doanh nghiệp, coi trọng con người luôn là một mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững nhất của doanh nghiệp, điều này đảm bảo cho sản xuất phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phân loại áo bảo hộ lao động
Quần áo bảo hộ lao động cơ bản phân thành các nhóm và phân nhóm như sau:
– Chống tác động cơ học
– Chống bắn trong sản xuất
– Chống tác động của nhiệt độ cao hoặc thấp
– Chống phóng xạ
– Chống tia rơnghen
– Chống tĩnh điện, trường điện từ và trường điện
– Chống chất không độc
– Chống chất độc
– Chống nước
– Chống axit
– Chống kiềm
– Chống dung môi hữu cơ
– Chống dầu mỏ, sản phẩm của dầu mỏ và dầu mỡ
– Chống các yếu tố sinh vật có hại
Dạy in áo bảo hộ lao động
Thông thường in áo bảo hộ lao động cũng chia làm 2 loại là: Áo bảo hộ lao động đã may thành phẩm và áo bảo hộ lao động chưa may thành phẩm. Với áo bảo hộ chưa may thành phẩm, sản phẩm sẽ dễ in hơn vì áo bảo hộ thường được may bằng loại vải dày, có nhiều kiểu dáng phức tạp, phù hợp với những trường hợp sử dụng khác nhau lên sẽ gặp khó khăn khi in áo đã may thành phẩm.
Quy trình in áo bảo hộ lao động cơ bản như sau:
- Bước 1: Thiết kế và ra fim in lụa
- Bước 2: Chụp bản in lụa
- Bước 3: Pha mực in lụa trên vải
- Bước 4: In áo đã may thành phẩm
- Bước 5: Những công đoạn sau khi in
Ai là những người có thể học khóa học này?
– Những người muốn khởi nghiệp, muốn thử sức mình với nghề in lụa lên vải, in lụa lên quần áo bảo hộ lao động.
– Những người đã và đang hoạt động trong ngành kinh doanh áo bảo hộ lao động nay muốn mở in lụa để chủ động khâu in.
– Các công ty may, cơ sở may chuyên may quần áo bảo hộ lao động muốn kiểm soát trong việc in lụa cho sản phẩm may mặc của mình.
– Những người hoạt động trong lĩnh vực in ấn muốn mở rộng công việc kinh doanh vào lĩnh vực in lụa lên quần áo bảo hộ lao động.
Chúc các bạn luôn thành công!