Giấy can là gì?
Trong ngành in nói chung và in lụa nói riêng giấy can là một sản phẩm đặc biệt. Giấy can là cách nói được Việt hóa của loại giấy này, thuật ngữ giấy can xuất phát từ từ gốc là Papier Calgue trong tiếng Pháp. Với ngành in giấy can được sử dụng do đặc tính trong, có thể cho ánh sáng đi qua khá nhiều khi chiếu sáng.
Cấu tạo của giấy can
Giấy can được tạo ra sau một quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột giấy để sản xuất giấy can thường là bột ngâm hóa chất bi-sun-phat (sodium bisulfat). Các sợi giấy cũng được cán nát, thủy phân lâu trong nước.
Quy trình sản xuất giấy can cũng khá giống với giấy giả da gốc thực vật (giấy sunphua hóa, giấy giả da) là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong một giời gian ngắn vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ và cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để phân hủy xenlulo từng phần sang amyloit, getatin và không thấm nước hoặc mỡ.
Ngoài ra giấy can cũng được phân làm 2 loại gồm giấy can trong tự nhiên (loại giấy can này không tráng) và giấy can màu (loại giấy can này thường là giấy tráng).
Tại sao giấy can lại có đặc tính trong (đặc tính xuyên sáng)?
Trước hết ta hiểu giấy thông thường có mầu đục là do không khí lẫn giữa các sợi giấy và tạo hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do đó khi sản xuất giấy can người ta đã lọc bột giấy sau khi được nghiền kỹ, điều này làm bọt khí được tách ra, đồng thời tính chất của sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt lên giấy sẽ trong.
Ứng dụng của giấy can
- Trong ngành in giấy can được ứng dụng để tạo ra bản can sử dụng trong việc chụp bản in. Tuy nhiên do chất lượng thực sự chưa được tốt lên việc sử dụng giấy can thường sử dụng cho những sản phẩm in đơn giản, không cần độ nét hay độ chính xác cao.
- Giấy can cũng được dùng để can (dùng để vẽ lại, hoặc căn ke) các loại bản vẽ trong xây dựng, kiến trúc, khảo cổ.
- Giấy can cũng dùng làm nguyên liệu sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhờ tính thẩm mỹ đặc biệt của giấy như, danh thiếp, thiệp cưới, thiệp mời, lót sách, vỏ đĩa CD, bao bì, giấy gói…
Phân loại giấy can
Theo tiêu chuẩn trong hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế HS thì giấy can được đưa vào nhóm 4806.30
Còn ở Việt Nam đặc biệt trong ngành in người ta phân loại giấy can chủ yếu dựa trên định lượng (g/m2). Thông thường giấy can có các loại định lượng như sau (tính theo g/m2): 42, 53, 63, 73, 83, 93, 100, 112, 130, 150, 160, 170, 190, 200, 240, 280. Với mỗi loại giấy can định lượng khác nhau sẽ được sử dụng cho những sản phẩm phù hợp với tính chất của định lượng đó.