In lụa túi vải không dệt
In lụa túi vải không dệt trở thành một nội dung quan trọng trong ngành in lụa vì túi vải không dệt ngày càng được sử dụng rộng rãi và được ưa chuộng. Sản phẩm này được kỳ vọng trong tương lai sẽ thay thế túi nilon, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
Để hiểu kỹ hơn về túi vải không dệt, ta quan tâm tới thuật ngữ polypropylene, polypropylene là gì?
Polypropylene là một dạng khác của nhựa. Nó có mặt trong nhiều dạng khác nhau, cơ bản là loại polyme từ nhựa nhựa cây linh hoạt. Mặc dù tên hóa học gọi là vải polypropylene, nhưng tên thông thường là vải không dệt, đơn giản vì vải không dệt là mảng ứng dụng lớn của loại nhựa này và nó không phải và vải được dệt lên từ phương pháp dệt truyền thống.
Quá trình tạo ra polypropylene được gọi là “quá trình trộn”. Các hạt polypropylene được đưa vào trong máy trộn cùng với nhiều loại màu sắc khác nhau. Sau đó chúng được đưa sang máy cán thông qua một vài hóa chất trơ và xử lý nhiệt. Cuối cùng trở thành vải không dệt được cuộn thành những cuộn tròn chính là những cuộn vải thành phẩm.
Cách đo lường túi vải không dệt
Túi vải không dệt được đo lường thông qua GSM hay nói cách khác chính là số gam trên một mét vuông vải. GSM bao gồm trọng lượng và mật độ của vật liệu polypropylene. GSM càng cao thì mật độ và độ chắc chắn, độ bền theo thời gian của vật liệu càng cao. Hầu hết vải không dệt trong công nghiệp được đo ở mức giữa 70 và 100 GSM. Thông thường 70 GSM chưa phải loại tốt, 100 GSM là thông số chắc chắn và bền dành cho túi vải không dệt.
Chất lượng nguyên liệu
Chất lượng của túi vải không dệt được xác định bởi chất lượng và lượng nhựa polypropylene thô được sử dụng để tạo lên chúng. Còn GSM chỉ đo lường về mật độ chứ không dùng GSM để đo lường chất lượng polypropylene. Ngoài ra cũng cần tính đến một yếu tố nữa là máy móc sử dụng để tạo vải không dệt, máy được dùng để tạo ra vải không dệt thông thường được sản xuất tại Trung Quốc hoặc các quốc gia Châu Âu.
Tính đồng nhất về mầu sắc của vải không dệt
Polypropylene có tính nhất quán của mầu sắc thông qua bề mặt của sản phẩm. Đôi lúc nó là vân đồng nhất về mầu sắc được dùng và đôi lúc nó là sự phản ánh mặt phẳng vật liệu được tạo ra. Những mảng mầu tối trên vải có thể xảy ra, tuy nhiên sự khác biệt của những phần tối này không nhiều. Nói chung tính nhất quán của mầu sắc trên vải không dệt là ngang nhau và cung cấp nền màu tốt nhất cho khách hàng.
Thân thiện với môi trường
Chất liệu polypropylene thông thường có khả năng tái chế 100% khi không còn được sử dụng. Polypropylene xếp hạng thứ 5 về khả năng tái chế trong hiệp hội sản xuất nhựa (SPI).
May túi vải không dệt
Túi vải không dệt có thể được may lại bằng cách sử dụng thiết bị cố định gia nhiệt, thiết bị này sẽ gắn kết hai đường may túi lại với nhau mà không dùng chỉ may. Trong nhiều trường hợp có thể may hoàn toàn giống như vải thông thường bằng chỉ may và phương pháp may truyền thống.
In túi vải không dệt
In túi vải không dệt cũng là một vấn đề không đơn giản, thông thường để in túi vải không dệt ta dùng phương pháp in lụa. Chất liệu polypropylene hơi khó in, ngoài ra vải không dệt có bề mặt dạng lưới lên đòi hỏi độ phủ mực in phải tốt, thường mực in sẽ phải xuống một lớp nhiều hơn, điều này dẫn tới lâu khô hơn mà vải không dệt lại không chịu nhiệt tốt khi cần sấy khô mực in lên vải.
Do đó để in tốt được trên túi vải không dệt người in cũng cần đòi hỏi có kinh nghiệm một chút trong lựa chọn loại mực in có độ phủ tốt, mầu in, lượt in mỗi mầu và phương pháp xấy khô mực để đảm bảo túi vải không dệt không bị co lại…