• Đăng nhập
  • Đăng ký

Dạy nghề in lụa, dạy nghề in lưới cấp tốc tại Hà Nội

Dạy nghề in lụa, in lưới danh tiếng Trần Vũ giúp bạn mở xưởng in lụa, in áo thành công. Liên hệ học nghề in lụa, in lưới. Hotline: 0973.92.8989

  • Trang chủ
  • Khóa học in vải
  • Khóa học in áo
  • Khóa học in giấy
  • Khóa học CorelDraw
  • Vật tư in
    • Vật tư in lụa từ A đến Z
    • Phim nhựa in lụa
    • Kẹp căng khung lụa
    • Bàn chụp bản in lụa
    • Máy sấy khung lụa
    • Máy căng khung lụa
    • Súng bắn tẩy vết bẩn trên vải
    • Dao gạt mực in lụa
  • Kiến thức in
    • Dạy in lụa
    • In lụa
    • In chuyển nhiệt
    • In offset
    • In Phun
    • In Flexo
    • In ống đồng
    • In Typo
    • In UV
    • in laser
  • Học Viên In
You are here: Home / Kiến thức ngành in / Kỹ thuật bế trong in ấn

Kỹ thuật bế trong in ấn

October 4, 2017 by Trần Vũ

Kỹ thuật bế trong in ấn là gì?

Kỹ thuật bế trong in ấn được hiểu là một công đoạn trong đó người ta sẽ sử dụng khuôn bế, trên khuôn bế có gắn sẵn dao cắt giấy chuyên dụng, dao cắt này được tạo theo hình dạng đường cần cắt trên giấy, tiếp đó khuôn bế được lắp vào máy bế, mỗi khi tờ giấy đi qua máy bế, khuôn bế sẽ ép và cắt tờ giấy theo hệ thống dao được lắp, tạo thành những đường cắt tạo hình trên sản phẩm theo thiết kế ban đầu.

Vai trò của kỹ thuật bế trong in ấn

Kỹ thuật bế có vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong việc tạo hình tất cả các sản phẩm hộp trên thị trường. Với sản phẩm hộp giấy các loại, sau khi được in hình in trên bề mặt giấy dưới dạng phẳng, để tạo hình cần được bế, cắt bỏ phần giấy thừa và tạo thành hình dạng có thể gấp lại theo một kiểu gấp nào đó tạo lên hình dạng của hộp.

kỹ thuật bế trong in ấn

Ngoài tạo hình trong sản xuất các loại hộp giấy, kỹ thuật bế còn được sử dụng như một phương pháp để tạo lên những họa tiết trang trí cho những sản phẩm in. Ví dụ: thiệp cưới được sử dụng bế để tạo những phần cắt hình lượn sóng, phần cắt phía trong có hình trái tim lồng vào nhau, những sản phẩm tờ rơi, quảng cáo… cũng hay được sử dụng kỹ thuật bế bế thêm họa tiết nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Quy trình bế một sản phẩm

Bước 1: Mẫu thiết kế bế được thiết kế trước khi đem đi in và phù hợp với hình in trên giấy, giấy sau khi in sẽ có những dạng ốc định vị để căn chỉnh trên máy bế.

Bước 2: Tạo khuôn bế, khuôn bế thường được làm bằng gỗ, có gắn một hệ thống dao chuyên dụng cắt giấy tùy từng trường hợp và hệ thống dao này tương ứng với mẫu thiết kế của sản phẩm.

Bước 3: Lắp khuôn bế lên máy bế, căn chỉnh và chạy máy bế để thực hiện việc bế sản phẩm.

Bước 4: Kiểm tra sản phẩm bế và chuyển sản phẩm qua khâu tiếp theo.

Filed Under: Kiến thức ngành in




Giới Thiệu Về In Trần Vũ

Trần Vũ - Chuyên gia dạy in lưới danh tiếng với 18 năm kinh nghiệm trong ngành in và 8 năm giảng dạy trực tiếp hàng trăm học viên.

Bằng tất cả sự tâm huyết của một người thầy muốn giúp học trò của mình có được một cái nghề vững chắc để lập nghiệp và thành công. Tôi luôn luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp cùng anh em trong nghề để hoàn thiện hơn giúp tạo ra ngày càng nhiều giá trị hơn nữa cho học viên của mình!

Khóa học đào tạo

Khóa học in lụa trên vải

Khóa học in lụa trên giấy

Khóa học CorelDRAW

Khóa học in áo thun

 

Vật Tư in lụa

Vật tư in lụa A đến Z

Máy sấy khung lụa

Kẹp căng khung

Phim in lụa

Máy căng khung lụa

 

Thông Tin Liên Hệ

Địa chỉ: Số 45, Tổ 17 Phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà nội (Cạnh bảo tàng đường Hồ Chí Minh)

Hotline: 0973.92.89.89

Website: intranvu.net

Email: intranvu@gmail.com