Kỹ thuật in dùng bản in được quy vào những kỹ thuật in truyền thống, trong đó bản in là vật mang thông tin trung gian, toàn bộ các thông tin này được truyền đến bề mặt vật liệu in nhờ mực in. Các thông tin này bao gồm cả phần tử in và phần tử không in.
Để đảm bảo lập lại trung thực sự thay đổi các giá trị tông màu của bài mẫu, như các ảnh chụp chẳng hạn, người ta đem chia nhỏ bài mẫu ra thành những điểm cực kỳ nhỏ, các điểm này được gọi là các điểm trame, chúng có sự khác nhau về diện tích mỗi điểm và khoảng cách giữa các điểm cũng khác nhau. Phương pháp này gọi là trame hóa hình ảnh, chức năng chính của trame hóa là tạo ra sự biến đổi tầng thứ, nó tái tạo hình ảnh liên tục (như các ảnh chụp) thành hình ảnh được thể hiện bởi những điểm phân chia nhỏ, kết quả là nó biến đổi hình ảnh thành tông xám hay hình ảnh nhị phân. Việc trame hóa hình ảnh là rất cần thiết bởi vì hầu hết các kỹ thuật in được vận hành dựa trên hệ thống nhị phân và chỉ hoạt động theo một trong hai trạng thái: truyền mực hoặc không truyền mực. Sự đậm nhạt của hình ảnh nhờ vào sự thay đổi diện tích các điểm trame.
Kỹ thuật in sử dụng bản in hầu hết đòi hỏi phải truyền lớp mực có độ dày như nhau tại phần tử in (bản in được gắn ở đơn vị in trên máy), chỉ có phần tử in và các hình dạng khác nhau của nó xuất hiện trên bề mặt vật liệu in, điều này cho phép tạo ra sự thay đổi khác nhau về tông độ hình ảnh. Người quan sát sẽ nhận được hình ảnh liên tục khi mắt không thể nhận ra sự tách biệt của các hạt trame trong phần tử in, những hiện tượng này xảy ra khi dùng trame có độ phân giải 60 line/cm (150 lpi) và nhìn ở khoảng cách 30cm.
Một trường hợp ngoại lệ là sự thay đổi về độ sâu của các điểm trame trong kỹ thuật in lõm. Sự thay đổi về độ sâu điểm trame trong in lõm sẽ định lượng mực tương ứng với sự thay đổi về tông độ của lượng mực cần truyền, các phần tử in có diện tích hạt trame như nhau chỉ có độ sâu thay đổi nên làm thay đổi độ dày của lớp mực trên bề mặt vật liệu in tương ứng với tông độ cảu bài mẫu. Hiện nay các hạt trame sử dụng cho in lõm đều có độ sâu và diện tích thay đổi tương ứng với độ đậm nhạt của bài mẫu và qua đó định lượng mực cung cấp tốt hơn.
Tất cả các kỹ thuật in sử dụng bản in về mặt lý thuyết hầu hết thông tin cần chuyển tải đều thể hiện ở bề mặt của vật liệu in và được phủ bằng mực in. Mực in được truyền ở vùng tiếp xúc (vùng ép in) và cần phải có áp lực tại vùng này (lực này gọi là Áp lực in) giữa bản in và vât liệu in hay bản in và vật trung gian. Khi mực in trên bản in hay vật trung gian truyền vào bề mặt vật liệu in thì chỉ có một phần lớp mực truyền qua, phần mực còn dư vẫn giữ lại trên bản in. Do đó mực không truyền hoàn toàn từ bản in sang vật liệu in. Mực được truyền nhờ sự tách mực.
Sự truyền mực
Trong các phương pháp in cao và in phẳng, sự truyền mực đến bề mặt vật liệu in hay vật trung gian là nhờ sự chia tách lớp mực. Các yếu tố chính tác động đến quá trình này dựa vào các thông số sau:
- Độ dày của lớp mực trên bản in (lượng mực cung cấp).
- Chu kỳ tiếp xúc (chu kỳ in) phụ thuộc vào tốc độ in và dạng hình học của bản in.
- Áp lực in (áp lực trong vùng tiếp xúc).
- Tính lưu biến của mực in.
- Nhiệt độ (ảnh hưởng cảu nhiệt độ làm thay đổi độ nhớt của mực in dẫn đến thay đổi độ tách màng mực).
- Tính chất bề mặt của bản in, vật trung gian và vật liệu in (có tính thấm ướt, thẩm thấu, thô ráp…)
Một nhân tố quan trọng chi phối đến lớp mực trên bề mặt vật liệu là tính thấm hút của nó. Với cả hai dạng vật liệu thấm hút và không thấm hút sự truyền mực sẽ giảm đi khi tốc độ in tăng vì khi đó chu kỳ tiếp xúc ngắn lại. Trong phương pháp in gián tiếp mực được truyền theo hai giai đoạn, đầu tiên mực từ bản in truyền lên cao su và bám chặt ở đầy sau đó mực mới truyền qua vật liệu.
Quá trình tách mực và các yếu tố tác động lên nó vẫn còn nhiều câu hỏi đang được giải quyết và nghiên cứu với nhiều khuynh hướng khác nhau trên thế giới. Điều duy nhất chấp nhận là tỷ lệ lớp mực được tách 1:1 với điều kiện loại bỏ sự thấm hút của vật liệu.
In lõm
Với phương pháp in này mực in được giữ lại tại các lỗ sau khi bề mặt được gạt sạch mực thừa, bản in tiếp xúc và mực in bám lên bề mặt vật liệu in. Sau khi in, mực in không hoàn toàn truyền hiết tại các lỗ này bởi vì mực được tách ra. Khiểu truyền mực này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Tính thấm ướt của vật liệu in
- Tính chất bề mựt của vật liệu in
- Tính chất của giấy
- Độ nhớt của mực in
- Áp lực in
- Tốc độ của máy in
- Hình dạng các lỗ và lượng mực mà nó chứa
Trong tất cả các phương pháp in. Khi in nhiều màu, các màu in thường được in chồng lên nhau, mỗi bản in là 1 màu in riêng biệt. Các màu in chính được sử dụng là Xanh, Đỏ, Vàng và Đen (Cyan, Magenta, Yellow và Black) được tách ra từ bài mẫu ở khâu chế bản in, với tỷ lệ mỗi màu khác nhau ứng với từng vị trí trên bài mẫu. Trên máy in với 4 đơn vị in, mỗi màu được tách ra này sẽ gắn trên từng đơn vị tương ứng và được in liên tiếp trên cùng 1 tờ in. Các màu đơn lẻ này phối hợp lại với nhau theo tỷ lệ màu mực tại từng vị trí sẽ tạo lại màu sắc đúng với bài mẫu.
Xem thêm: Kỹ thuật in lụa trên áo thun