Mực in UV là gì?
Mực in UV là một loại mực đặc biệt không có dung môi như những loại mực in thông thường khác, do đó mực UV không thể khô như những loại mực bình thường mà chỉ khô dưới tác động bức xạ của tia UV. Lên sau khi in sản phẩm bằng mực UV, sản phẩm phải qua một hệ thống sấy sử dụng đèn sấy UV.
Mực UV in được trên nhiều vật liệu với năng suất và chất lượng cao, thân thiện môi trường. Mực UV khi in tạo ra nhiều hiệu ứng rất “ART”.
Kỹ thuật sử dụng mực in UV
Khi sử dụng mực in UV ta cần lưu ý một số kỹ thuật sử dụng mực in UV như sau:
– Các ống ép trong máy in (luôn cả blanket) phải được làm từ vật liệu chịu được tính chất hóa học của mực in UV.
– Do tính chất của công nghệ in UV là sử dụng ít nước trong khi in, lên chúng ta phải theo dõi thường xuyên thành phần và nhiệt độ của dung dịch nước để tránh tình trạng dung dịch này trộn lẫn vào mực in trong khi in.
– Nên thiết kế đặt bộ phận theo dõi nhiệt độ của các khay mực, ống mực để tránh tình trạng biến dạng của mực in khi nhiệt độ thay đổi.
– Lưu ý quá trình dùng đèn làm khô mực vì giấy có thể bị biến dạng hoặc nhiễm điện.
– Trong nhiều trường hợp in những loại giấy có độ bóng, phải lưu ý về thời gian sấy vì đèn làm khô có thể làm mất độ bóng của giấy.
– Để kiểm tra độ khô của mực ta có thể dụng băng keo, nếu băng keo có dính mực in nghĩa là mực in chưa được làm khô hoàn toàn.
– Sau khi in xong mực UV, việc vệ sinh các ống ép, blanket… phải sử dụng chất rửa riêng, có thể là: 2 UV wesh 32, A3 UV wesh 58 hoặc A3 UV wesh 75. Những loại này ít gây ảnh hưởng tới cơ thể và không làm ống cao su bị hỏng.
– Với mỗi loại mực UV thông thường nhà sản xuất đều cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để sấy khô mực. VD: Mực RC PEP-G dùng in lụa trên nhựa PP/PE của hãng JUJO (Nhật Bản), khi sử dụng mực này cần có đèn sấy metal halide > 120w/cm.
Tất cả những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, trên thực tế khi in ta phải tự điều chỉnh trong quá trình làm việc thực tế.