Màu gốc trong in ấn là gì?
Màu gốc trong in ấn còn gọi là màu cấp 1 của một không gian màu là các màu sắc không thể tạo ra bằng cách trộn các màu khác trong phổ màu của không gian màu đó lại với nhau. Tuy nhiên các màu gốc lại có khả năng trộn lại với nhau để hình thành mọi màu sắc khác trong không gian màu của chúng. Nếu không gian màu giống như một không gian của vecter thì các màu gốc tạo nên hệ cơ sở của không gian màu đó.
Cách pha trộn giữa các màu gốc
Có hai cách pha trộn giữa các màu gốc nhằm tạo ra những màu khác nhau trong không gian màu.
1 – Pha màu theo phép cộng
Đây là phương pháp pha màu dựa trên sự pha trộn ánh sáng màu phát ra từ nguồn sáng.
2 – Pha màu theo phép trừ
Đây là phương pháp pha màu dự trên sự pha trộn giữa các loại màu mực, màu vẽ, màu sơn hay những dạng tương tự.
Các loại màu gốc trong in ấn
Trong lĩnh vực in ấn ta có 3 loại màu gốc như sau
1 – Màu gốc bổ sung
Màu gốc bổ sung gồm 3 loại màu là đỏ, xanh lá cây và xanh lam để tạo ra cảm giác màu về hầu hết màu sắc, vì mắt người chỉ nhìn được với ba vùng quang phổ da cam, xanh lá cây và xanh lam. Khi ba tia sáng thuộc ba màu gốc cùng cường độ kết hợp lại sẽ tạo nên màu trắng và khi thay đổi cường độ ánh sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu của ba màu gốc.
2 – Màu gốc loại trừ
Màu gốc loại trừ là những màu gốc trong không gian màu CMYK gồm xanh lơ, hồng sẫm, vàng và màu đen, màu đen là màu được trộn từ 3 loại màu trên.
3 – Màu gốc hội họa
Màu gốc hội họa là những màu gốc mà các họa sĩ thường dùng để trộn màu đó với nhau, màu gốc hội họa có 3 màu là màu đỏ, vàng và xanh. Đây là phương pháp phối màu theo phép trừ.