Mực in lụa có những loại nào?
Mực in lụa (mực in lưới) có rất nhiều loại, đang dạng và không dễ phân biệt. Tuy nhiên xét về mặt tổng thể ta có thể phân biệt mực in lụa dưới dạng hệ mực như sau.
Loại mực 1: Mực in lụa gốc dầu
Mực gốc dầu là mực về căn bản được sản xuất từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ. Tất cả các mực gốc dầu đều có mùi dầu đặc trưng theo từng loại, mùi dầu cũng có thể nặng hay nhẹ tùy từng loại khác nhau.
Mực gốc dầu bám dính tốt hơn nhiều so với mực nước, nhưng lại độc hại hơn mực nước. Chính vì thế, để bảo vệ người sử dụng người ta phân chia rõ hơn về các loại mực dầu như:
- Mực gốc dầu không chì (Lead Free)
- Mực gốc dầu không kim loại nặng (Non-metal)
- Mực gốc dầu không có chất Phthalete (Phthalete free)
- Mực gốc dầu không có chất Formandehyde (Formandehyde free)
Loại mực 2: Mực in lụa gốc nước
Mực in lụa gốc nước là những loại mực được tạo ra từ những thành phần gốc nước, hiểu một cách đơn giản là loại mực có thể hòa trộn nước vào cùng với mực. Mực gốc nước thường được sử dụng để in các loại vật liệu như vải sợi bông, vải đay, vải gai, chiếu cói…
Mực gốc nước có ưu điểm khá dễ tính khi in có thể lau rửa bằng nước một cách đơn giản, ngoài ra mực cũng có thể tự khô một cách tự nhiên mà không cần thêm khâu xử lý phụ trợ. Mực gốc nước cũng có nhược điểm là độ bền kém lên khi in mực gốc nước cần phải hiểu rõ về mực để xử lý tăng độ bền cho sản phẩm in.
Loại mực 3: Mực in lụa Plastisol
Mực Plastisol là loại mực in trên vải khá đặc biệt, đây là mực gốc dầu, tuy nhiên mùi dầu nhẹ. Mực plastisol dễ in, độ bám mực tốt hơn mực nước, không kén vải, hình in khi in bằng mực plastisol có độ bóng đẹp, cũng có thể tạo những dạng hiệu ứng mờ đục tùy từng trường hợp cụ thể.
Mực plastisol cũng có nhược điểm là chỉ chết mực khi được gia nhiệt ở nhiệt độ khoảng 160 – 200oC, thời gian tùy độ dày của hình in nếu không mực sẽ bị dính bề mặt và không có độ bám.
Loại mực 4 – Mực in lụa UV
Mực in lụa UV là một loại mực khá đặc biệt, tạo được nhiều loại hiệu ứng đẹp mắt do tính chất của nó. Mực in UV với đặc điểm là có độ trong suốt tốt hơn các loại mực khác rất nhiều lên dễ dàng tạo những hiệu ứng bóng, mờ hoặc có thẻ tạo bề mặt sần, gồ ghề đẹp mắt. Mực in UV có độ bám tốt trên nhiều loại chất liệu. Nhược điểm của mực in UV là sau khi in phải được sấy bằn tia tử ngoại (tia UV) thì mực mới chết.
Loại mực 5 – Mực in Sublimation
Mực in Sublimation là loại mực in được thiết kế in chuyển nhiệt (mực in chuyển nhiệt), sau khi in chuyển lên một tờ giấy chuyên dụng rồi ép chuyển, mực sẽ thăng hoa sang bề mặt vải bên kia tạo những họa tiết in mong muốn giống họa tiết in vừa được in ra trên tờ giấy chuyển.
Từ khóa tìm kiếm:
- Mực in lụa trên áo thun
- Mực in lụa trên thủy tinh
- Mực in lụa pha sẵn
Tìm hiểu thêm về: Khóa học in vải