• Đăng nhập
  • Đăng ký

Dạy nghề in lụa, dạy nghề in lưới cấp tốc tại Hà Nội

Dạy nghề in lụa, in lưới danh tiếng Trần Vũ giúp bạn mở xưởng in lụa, in áo thành công. Liên hệ học nghề in lụa, in lưới. Hotline: 0973.92.8989

  • Trang chủ
  • Khóa học in vải
  • Khóa học in áo
  • Khóa học in giấy
  • Khóa học CorelDraw
  • Vật tư in
    • Vật tư in lụa từ A đến Z
    • Phim nhựa in lụa
    • Kẹp căng khung lụa
    • Bàn chụp bản in lụa
    • Máy sấy khung lụa
    • Máy căng khung lụa
    • Súng bắn tẩy vết bẩn trên vải
    • Dao gạt mực in lụa
  • Kiến thức in
    • Dạy in lụa
    • In lụa
    • In chuyển nhiệt
    • In offset
    • In Phun
    • In Flexo
    • In ống đồng
    • In Typo
    • In UV
    • in laser
  • Học Viên In
You are here: Home / in lụa / Mực in vải in nổi trên vải

Mực in vải in nổi trên vải

November 25, 2016 by Trần Vũ

Mực in vải in nổi là gì?

Mực in vải in nổi là một kỹ thuật in được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành in áo, để tạo các chữ in nổi hoặc các hoa văn in nổi. Đặc biệt kỹ thuật này thường được áp dụng song song hay bổ xung cho những kỹ thuật in khác trên áo, tạo thành những sản phẩm có tính thẩm mỹ hơn, chất lượng hơn, khó sao chép hơn về mặt kỹ thuật in vải. Kỹ thuật in này thường được thể hiện trên áo dưới 2 dạng như sau.

Mực in nổi trên vải

1 – Tạo chữ, hình ảnh nổi

Về mặt nguyên lý các mẫu hoa văn, chữ, biểu tượng được in nổi trên bề mặt sản phẩm do tác dụng tạo bọt xốp của mực in trong quá trình sấy hoặc hấp. Để thực hiện công đoạn này có thể dùng các thành phầm mực in giống như khi in pigment. Điểm khác chủ yếu so với các công thức mực khác là dùng chất gây nở để tạo hình nổi. Chất tạo hình nổi có thể là sản phẩm đã biến hóa của cao su thiên nhiên hoặc nhựa cao phân tử tổng hợp có khả năng chuyển thành xốp khi hấp.

Hiệu ứng in nổi trên vải

Ta có một công thức tham khảo:
Thành phần
+ Hồ lutexal HSD (hồ): 830g
+ Lupritol 4053 (chất tạo nổi): 30g
+ Dibutylfalat (chất làm mềm): 10g
+ Ryudye binder (tạo màng): 100g
+ Pigment (các mầu): 30g
Tổng cộng: 1000g

Cách pha chế mực in vải in nổi

Pigment được trộn đều với hồ và chất làm mềm. Sau đó, đưa binder và chất tạo nổi vào hỗ hợp, khuấy trộn cho đến khi đạt được độ đồng nhất cao.

Quy trình xử lý sau khi in và sấy
Sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130 – 150oC bằng hơi nước bão hòa, hoặc gia nhiệt bằng không khi nóng ở nhiệt độ này. Binder sẽ chuyển thành màng xốp, có hình nổi trên mặt sản phẩm. Việc hấp hoặc gia nhiệt bằng máy sấy băng tải hoặc các thiết bị chuyên dụng khác đôi khi khá tốn kém, ta có thể sử dụng một cách đơn giản hơn đó là sử dụng máy ép nhiệt.

2 – Tạo vân nổi

Phương pháp này dùng cho vải may mặc và trang trí.
Nguyên tắc thực hiện như sau: đầu tiên, vải xenlulo hoặc vải pha được ngâm tẩm bằng dung dịch nhũ tương của nhựa cao phân tử bán đa tụ, cán thật đều và sấy khô. Sau đó, vải được cán ép giữa hai cặp trục nóng 140 – 150oC. Một trong hai trục này có khắc chìm mẫu hoa với kích thước tương ứng. Khi đã qua khe ép, dưới tác dụng cảu nhiệt độ và áp lực, nhựa bán đa tụ sẽ chuyển thành màng và định hình tạo lên những vân nổi theo những chu kỳ nhất định trên mặt vải.

Xem thêm: Khóa đào tạo in áo thun tại Hà Nội

Filed Under: in lụa, Kiến thức ngành in




Giới Thiệu Về In Trần Vũ

Trần Vũ - Chuyên gia dạy in lưới danh tiếng với 18 năm kinh nghiệm trong ngành in và 8 năm giảng dạy trực tiếp hàng trăm học viên.

Bằng tất cả sự tâm huyết của một người thầy muốn giúp học trò của mình có được một cái nghề vững chắc để lập nghiệp và thành công. Tôi luôn luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp cùng anh em trong nghề để hoàn thiện hơn giúp tạo ra ngày càng nhiều giá trị hơn nữa cho học viên của mình!

Khóa học đào tạo

Khóa học in lụa trên vải

Khóa học in lụa trên giấy

Khóa học CorelDRAW

Khóa học in áo thun

 

Vật Tư in lụa

Vật tư in lụa A đến Z

Máy sấy khung lụa

Kẹp căng khung

Phim in lụa

Máy căng khung lụa

 

Thông Tin Liên Hệ

Địa chỉ: Số 45, Tổ 17 Phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà nội (Cạnh bảo tàng đường Hồ Chí Minh)

Hotline: 0973.92.89.89

Website: intranvu.net

Email: intranvu@gmail.com