Sự phát triển của chữ in, nghệ thuật trình bày chữ và thiết kế đồ họa là một phần quan trọng trong lịch sử của nền văn minh của loài người. Mặc dù kiến thức của các lĩnh vực văn hóa khác nhau như hội họa, âm nhạc và văn chương phổ biến hơn rất nhiều, nhưng chính các ký hiệu cấu thành ngôn ngữ đã góp phần quan trọng cho sự thông tin liên lạc và phổ biến kiến thức trên toàn thế giới. Ba lĩnh vực này gắn liền với nhau: chữ in là một thành phần quan trọng trong nghệ thuật trình bày chữ và nghệ thuật trình bày chữ là một phần rất quan trọng trong thiết kế đồ họa. Mỗi phương tiện truyền thông và thiết kế này có một lịch sử phát triển khác nhau khó nhận thấy, những khác biệt này có thể cung cấp những thông tin chi tiết về toàn thể sự phát triển của loài người từ góc độ lịch sử, công nghệ và mỹ học.
Nguồn gốc chữ in
Trước tiên chữ in đã phát triển theo thời gian như là một chiến công kỳ diệu của con người trong hành trình tìm tòi và khám phá. Đó là hệ thống chữ tượng hình, có lẽ nó xuất phát từ niềm khao khát kiến thức và thông tin liên lạc của loài người. Những ký hiệu tượng hình này thiếu tính chính xác và rõ ràng, chúng là những mật mã cần được diễn giải mới có thể hiểu được. Khi sự hiểu biết của loài người trở nên sâu sắc và tinh tế hơn, nhu cầu thiết kế và định ra những ký hiệu rõ ràng hơn, phổ biến hơn và dễ đọc hơn cũng tăng lên.
Hệ thống chữ tượng hình được tiếp nối bằng chữ biểu tượng bắt nguồn từ việc phiên âm lời nói. Mỗi từ có ký hiệu riêng của nó, và khi ngôn ngữ nói càng phát triển và đặc thù thì số lượng các ký hiệu càng nhiều. Các nước có hệ thống chữ viết phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập và Mesopotamia và các quốc gia khác.
Khoảng năm 3.000 trước công nguyên, người Sumerian phát triển chữ hình nêm, một hệ thống chữ viết theo âm tiết được tạo nên từ khoảng 600 ký tự. Bước quan trọng tiếp theo là sự phát triển bản chữ cái phụ âm của người Phoenicia vào khoảng năm 1.400 trước công nguyên. Bảng chữ cái này chứa 22 ký tự. Nó là một hình thức giản lược của chữ tượng hình Ai Cập và chữ hình nêm Babilon. Bảng chữ cái Pheonicia tạo nền tảng cho tất cả các hệ thống chữ việt của Châu Âu.
Khoảng năm 1.000 trước công nguyên, người Hy Lạp tiếp nhận bảng chữ cái Phoenicia và giới thiệu thêm các ký hiệu a,e,i,o và u. Bảng chữ cái Roman đã dựa trên sự phát triển này của người Hy Lạp, chữ viết hoa Roman “Capitalis monumentalis” được phát triển. Và việc sử dụng ngày càng nhiều loại chữ này đã dẫn đến sự hình thành hình thức chữ thường đầu tiên. Trong những thế kỷ đầu sau công nguyên này, các loại sách cuộn đã được thay thế bằng loại sách chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Thời Trung Cổ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 6) là thời gian mở rộng chữ viết và kiểu chữ. Các vật mang ký tự và văn bản là đất sét, đá, gỗ, tơ lụa, giấy cói và sau đó là giấy da. Vào thế kỷ thứ 7, giấy từ Trung Hoa đã đến được Trung Đông, và từ đó lan sang Tây Ban Nha và các nước Châu Âu khác. Phát minh in nhân bản xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó là ở Hàn Quốc với con chữ kim loại rời, và cuối cùng là sự phát triển công nghệ của Gutenberg trong kỹ thuật in chữ nổi đã báo trước một kỷ nguyên thông tin liên lạc mới, thay thế cho các văn bản chỉ được tạo ra một lần bằng cách chép tay.
Vào lúc đầu các chữ in kiểu cũ chỉ là những chữ đúc chì đơn giản, nhưng với công nghệ mới, những bộ chữ mới đã sớm phát triển và vẫn giữ được nét tao nhã và những đặc tính trịnh trọng giống như các bộ chữ mẫu cho đến ngày nay. Các mẫu quan trọng bắt nguồn từ Claude Garamond (1480-1561), Nicolas Jenson (1420-1480), và Aldus Manutius (1495-1515). Không lâu sau phát minh của Gutenberg, có hai khái niệm kỹ thuật riêng biệt về bộ chữ đã cùng song song tồn tại, kiểu chữ Roman Antiqua và Cursive, kiểu chữ broken Fraktur, Gothic và Schwabacher. Từ những hình thức cơ bản bắt nguồn từ chữ viết tay, hàng ngàn bộ chữ khác nhau được phát triển. Chúng có những sự khác nhau tuy nhỏ nhưng rất quan trọng. Sự đổi mới công nghệ cũng như yêu cầu về hoàn thiện thẩm mỹ đã dẫn đến sự đa dạng ngày một tăng này.
Phân loại các bộ chữ
Sự phân loại các bộ chữ được hình thành vào năm 1964 (DIN 16518) nằm chia các nhóm chữ khác nhau về mặt kỹ thuật thành 11 kiểu riêng.
1. Venetian Renaissance-Antiqua
2. French Renaissance-Antiqua
3. Baroque-Antiqua
4. Classical-Antiqua
5. Serif-pointed Linear Antiqua
6. Sans Serif Linear Antiqua
7. Roman Variants
8. Script
9. Handwritten Antiqua
10. Broken Types
11. Foreign Types
Ngay cả những kiểu chữ mới cũng có thể được tìm hiểu và được phân loại về mặt kỹ thuật theo các nhóm này. Hiện tại có một bộ luật phân loại DIN đã sử đổi đang được chuẩn bị, nội dung của nó còn đang được bàn luận.
Thiết kế kiểu chữ
Ngoài những bảng chữ cái đang tồn tại, những bộ chữ mới vẫn tiếp tục được phát minh sao cho hình thức của chúng thích hợp nhất đối với xu hướng và tinh thần của thời đại. Một vài nhà thiết kế quan trọng nhất trong quá khứ là Anton Janson (1620-1687), William Caslon (1692-1766), John Baskerville (1708-1775), Giambattista Bodoni (1740-1813) và Justus Erich Walbaum (1768-1837). Những nhà thiết kế kiểu chữ quan trọng trong thế kỷ 20 là Emil Rudorf Weiss (1875-1942) với kiểu chữ Weiss Antiqua và Weiss Gothic, Rudolf Koch (1878-1934) với kiểu chữ Wallau và Cable, Paul Renner (1878-1956) với Futura và Plaque, Erique Gill (1882-1940) với Gill và Perpetua, George Trump (1896-1985) với City và Delphin, Karlgeorg Hoefer (1914-2000) với Salto và Permanent, Hermann Zapf (1918) với Palation và Optima, và Gunter Gerhard Lange (1921) với Arena và Concorde.
Trong số các nhà thiết kế kiểu chữ đã sáng tạo ra bảng chữ cái quan trọng và được sử dụng rộng rãi ngày nay có Hans Eduard Meier (1922) với chữ Syntax và Syndor, Ed Benguiat (1927) với Souvenir và Barcelona, Adrian Frutiger (1937) với Galliard và Bíttream Charter; và Gerard Unger (1942) với Swift và Gulliver. Trong thời kỳ cận đại, những thiết kế mới của Hermann Zapf và Adrian Frutiger gây được nhiều sự chú ý. Với kiểu chữ Zapfino (1998), Zapf đã phát triển một kiểu chữ đẹp và đã tạo nên sự linh hoạt thú vị trong nhóm chữ này bằng cách vẽ trên máy tính.
Bộ chữ Univers của Frutiger được phát triển trong những năm 1953 đến 1957 và đã trở thành một bộ chữ kinh điển cho thời kỳ hiện đại. Năm 1997, nó được sửa đổi từ bộ chữ Linotype Library thành chữ Linotype Univers với 59 kiểu chữ (trước đó là 21), làm cho nó trở lên đa dạng hơn.
Ngoài tất cả những thay đổi và lợi thế do công nghệ mang lại so với thời kỳ Trung Cổ, việc thiết kế các bộ chữ vẫn còn là một quá trình chưa mất đi tính nghiêm túc trong lối tư dung và hiểu biết nguyên thủy, trong sự hiểu biết về những yếu tố cấu thành chất lượng kỹ thuật và mỹ học, và trong việc tự làm quen với những ký hiệu quan trọng thông tin liên lạc. Chỉ có rất ít các nhà thiết kế thành công trong việc đạt được chất lượng cao nhất trong các thiết kế bộ chữ của họ.
Bên cạnh những bộ chữ Châu Âu, có một lượng lớn các bộ chữ không Latin, kiểu chữ nước ngoài đã được phát triển theo cách riêng của chúng và đòi hỏi sự tỷ mỉ. Đó là các kiểu chữ Hy Lạp, Xirin, Do Thái, Ả Rập, Trung Quốc hay Nhật Bản, chúng có những sự khác nhau nhỏ thể hiện ngôn ngữ của các khu vực trên và tạo ra một sự đa dạng trong kiểu chữ cái làm cho hình thức in trở lên giàu chi tiết hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: