Lựa chọn font chữ trong in ấn là một vấn đề rất quan trọng, với nhiều sản phẩm in ấn khi thiết kế ta có thể lựa chọn font chữ rất thoải mái và bất nguyên tắc, tuy nhiên với những ấn phẩm đặc thù hơn như: văn bản ban hành của nhà nước, sách chính trị, ấn phẩm văn hóa… thì việc lựa chọn font chữ cũng như cách thức trình bày rất quan trọng.
Font chữ vô cùng nhiều và cách thức trình bày rất đa dạng, có thể nói không ai có thể biết hiết được về font chữ và cách trình bày thiết kế in. Tuy nhiên việc học hỏi một số nguyên tắc chọn font chữ trong in ấn có thể giúp ích nhất định cho chúng ta trong quá trình thiết kế sản phẩm in sau này. Lưu ý những nguyên tắc này có thể thường được sử dụng nhưng không phải luôn được coi là tốt nhất.
Nguyên tắc chọn font chữ trong in ấn
Nguyên tắc font đơn giản
Đây là một nguyên tắc khá quan trọng trong thiết kế in ấn, sẽ thật bất tiện nếu khách hàng cảm thấy rối mắt hoặc khó đọc được nội dung của ấn phẩm nếu ấn phẩm đó được trình bày bằng những font chữ lạ. Những font chữ cổ điển như Arial, Times, Black, Aristote… luôn là một lựa chọn an toàn giúp việc đọc chữ dễ dàng nhất.
Nguyên tắc về giới hạn font chữ
Thông thường mỗi bản thiết kế không lên sử dụng quá 3 font chữ khác nhau. Việc sử dụng nhiều font chữ đương nhiên để tạo sự phân biệt hay nhấn mạnh những vùng nội dung khác nhau của văn bản, tuy nhiên khi sử dụng nhiều font chữ quá sẽ làm bản thiết kế khó đọc, rối rắm và làm phân tâm người đọc.
Nguyên tắc về sự kết hợp font
Trong file văn bản, đương nhiên có thể sử dụng nhiều font, tuy nhiên cần tránh sử dụng những font giống nhau, việc này sẽ làm file văn bản có cảm giác giống như một file bị lỗi font.
Nguyên tắc về sử dụng chữ in hoa
Không lên sử dụng nhiều chữ in hoa, đặc biệt không lên sử dụng chữ in hoa cho những đoạn font chữ dài hoặc thậm chí là cả file văn bản. Vì chữ in hoa rất khó đọc do có chiều cao và đáy bằng nhau, không có độ dốc chữ lên và xuống. Khi đọc nội dung toàn chữ in hoa cũng làm người đọc cảm thấy khó nhớ nội dung hơn.
Chữ in hoa chỉ lên sử dụng ở những đoạn ngắn hoặc những phần nội dung cần nhấn mạnh.
Nguyên tắc về dùng size font chữ
Với những sản phẩm in ấn bình thường, khoảng cách đọc của mắt người khoảng 30 – 35 cm, do đó size phù hợp thường là 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14. Với những font chữ khác nhau thì size cũng khách nhau do mặc định size cơ bản khác nhau. Ngoài ra việc sử dụng size cũng phụ thuộc vào độ tuổi của người đọc mà ấn phẩm muốn hướng tới cũng như độ rộng hay hẹp của đất “phần giấy in” trình bày ấn phẩm.
Nguyên tắc về độ đậm, nhạt của font chữ
Độ đậm của font chữ phụ thuộc vào độ dày của nét chữ. Font chữ quá nhạt sẽ cảm giác bị chìm vào nền và gây khó đọc. Font chữ quá đậm sẽ tạo cảm giác nặng nề, tạo sự tương phản mạnh với nền giấy, điều này cũng làm ấn phẩm khó đọc hơn. Tốt nhất ta lên sử dụng những font chữ có độ đậm trung bình.
Nguyên tắc về độ rộng của chữ
Tốt nhất đương nhiên là những font chữ có độ rộng trung bình, font chữ quá hẹp hay quá rộng đề làm việc đọc chữ khó hơn, do mắt người không quen thuộc với những dạng cấu tạo font như vậy. Những text dễ đọc là những dạng text có khoảng cách chữ vừa phải, liên kết chặt chẽ, đều, tuyệt đối không lạm dụng việc tăng khoảng cách giữa chữ và từ một cách quá nhiều.
Nguyên tắc về độ dài của dòng
Độ dài của dòng lên thích hợp, không quá dài hay quá ngắn. Nếu độ dài của dòng quá dài sẽ làm việc đọc trở lên mệt mỏi và khó khăn cho việc chuyển qua đọc những dòng tiếp theo. Nếu độ dài của dòng quá ngắn sẽ làm cho mắt người phải đảo qua, đảo lại liên tục gây hiện tượng mỏi mắt trong quá trình đọc.
Nguyên tắc về khoảng cách dòng
Khoảng cách dòng rất quan trọng, với những khoảng cách dòng chật sẽ làm mắt chúng ta buộc phải nhìn nhiều dòng một lúc, gây cảm giác tức mắt và chậm. Với khoảng cách dòng lớn sẽ làm mắt phải di chuyển xuống phía dưới với khoảng cách nhiều hơn cũng gây hiện tượng mỏi mắt. Khoảng cách dòng phải thích hợp giúp mắt chúng ta di chuyển được dễ dàng giữa các dòng.
Thông thường khoảng cách dòng = kích thước chữ + 20% size.
Nguyên tắc về việc canh lề văn bản
Thông thường cách canh lề từ trái san phải là phù hợp nhất vì mắt người có khuynh hướng đọc từ trái san phải. Canh giữa thường sử dụng với dạng text là thơ. Còn canh đều hai bên thường sử dụng với những văn bản cơ bản.
Nguyên tắc về phân biệt giữa các đoạn văn bản
Với những đoạn văn bản khác nhau, thông thường sẽ có một số dạng phân biệt giúp người đọc xác định như sau: Thụt đầu dòng, khoảng các giữa những đoạn thường rộng hơn khoảng cách giữa các dòng, tạo butbet…
Nguyên tắc tránh lỗi quá phụ và mồ côi
Lỗi góa phụ là tự nhiên có dư 1 dòng ngắn bị rớt xuống nằm lẻ loi ở một hàng đầu hoặc cuối đoạn text. Còn mồ côi là một từ hoặc một phần của từ bị cắt ra ở một hàng và bị đẩy xuống cuối đoạn text. Đây là hai lỗi sẽ phá vỡ sự liên tục của bài văn bản và ảnh hưởng tới sự tập trung vào bài văn bản.
Nguyên tắc về sự tương phản giữa mầu chữ và mầu nền
Để chữ dễ đọc thì cần có sự tương phản giữa mầu chữ và mầu nền. Thông thường chữ mầu đen trên nền mầu trắng là dễ đọc nhất, nếu nền đen thì phải chọn chữ xám… tùy từng loại nền mầu khác nhau để chọn mầu chữ thể hiện cho hiệu quả. Nếu sự tương phản giữa mầu nền và mầu chữ không đủ chữ sẽ bị chìm vào nền gây tình trạng khó đọc hoặc độ tương phản mạnh quá cũng gây hiện tượng hoa mắt và khó đọc.