Trước khi tìm hiểu về phương pháp in offset khô, ta cần hiểu rõ về in offset ướt truyền thống. Đặc trưng lớn nhất của phương pháp in offset truyền thống so với in offset khổ chính là dung dịch làm ẩm (Feuchtmittel). Tuy nhiên cũng chính dung dịch làm ẩm là một nhược điểm, gây khó khăn khi in ấn, đồng thời cũng kéo theo chi phí sản xuất tăng cao. Chính vì thế nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để loại bỏ dung dịch làm ẩm, giúp cho in offset chỉ cần sử dụng mực in.
Lịch sử hình thành phương pháp in offset khô
Phương pháp in offset khô được A.Senefelder tạo ra vào năm 1798 ở Munich nước Đức dựa trên phương pháp in phẳng. Vào năm 1926 Caspas Hermann đã tiến hành một thử nghiệm phương pháp in phẳng không dùng dung dịch làm ẩm bằng cách thay đổi một số đặc tính của mực in.
Tiếp đó Heinrich Renck đã tạo ra bản in dùng phương pháp in phẳng không dùng dung dịch làm ẩm đầu tiên. Khoảng những năm 70 của thế kỷ 20 phương pháp in offset không bắt đầu được thương mại hóa.
Sang đầu thế kỷ XXI phương pháp in offset khô đã chiếm được 1 thị phần đáng kể trong việc in nhãn hàng, thẻ nhựa, những sản phẩm in cao cấp.
Phương pháp in offset khô vẫn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển mạnh cho tới ngày nay.
Phương pháp in offset khô thân thiện với môi trường
Ở phương pháp in offset thông thường thì nước thải là một vấn đề rất lớn với môi trường, tất nhiên xét trên góc độc tiêu chuẩn thì nước thải phải được xử lý một cách khoa học và đúng quy trình trước khi được đổ ra hệ thống kênh nước, ao hồ hay hệ thống thoát nước. Tuy nhiên ở Việt Nam do điều kiện còn hạn hẹp lên điều này chưa thực sự được chú trọng lắm. Chính vì thế phương pháp in offset khô không dùng nước sẽ giảm đáng kể tác nhân không tốt với môi trường trong kỹ thuật in offset.