So sánh in flexo và in offset
Khi những cửa hàng, siêu thị mọc ra ngày càng nhiều thì những mặt hàng cùng loại nhưng khác thương hiệu sẽ xuất hiện hàng loạt trên kệ hàng, vì thế việc đầu tư vào hình ảnh bắt mắt của bao bì, nhãn mác đang trở thành yếu tố chủ chốt cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Cho nên công nghiệp in ấn cũng phát triển để phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu cho ngành công nghiệp quảng cáo.
In flexo và in offset là 2 loại kỹ thuật in hiện đại và phổ biến nhất hiện nay, mỗi kỹ thuật đều có một ưu nhược và ứng dụng riêng. Đối với những người muốn tìm hiểu về ngành in hay có nhu cầu in ấn thì việc hiểu về điểm giống và khác nhau của 2 kỹ thuật in này vô cùng cần thiết. Vì thế, bài viết này sẽ giúp các bạn so sánh in flexo và in offset để biết được ưu nhược, đặc tính của 2 loại công nghệ in này.
Để dễ dàng so sánh in flexo và in offset thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về từng công nghệ in.
In offset là gì?
In offset về cơ bản là kỹ thuật in ấn mà các tấm offset bằng cao su được ép hình ảnh dính mực in lên, sau đó ép miếng cao su này lên giấy để in. Kỹ thuật này giúp tránh được trường hợp nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng với in thạch bản.
In Offset
Đặc điểm cơ bản của công nghệ in offset:
– Phần tử không được in và phần tử in hầu như cùng nằm trên một mặt phẳng.
– Do tính chất hóa lý nên phần tử không in bắt nước, đẩy mực ra, còn phần tử in bắt mực thì đẩy nước.
Ưu điểm của kỹ thuật in offset:
– Vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in nên chất lượng hình ảnh in offset rất sạch và sắc nét hơn in Flexo.
– Có thể in được lên nhiều bề mặt, kể cả mặt không phẳng (như gỗ, da, kim loại, vải, giấy thô nhám).
– So sánh in flexo và in offset thì in offset chế bản in dễ hơn in flexo.
– Các bản in có tuổi thọ lâu vì không cần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt in.
Vì các tính năng ưu việt này nên kỹ thuật in offset là kỹ thuật in được sử dụng phổ biến nhất cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để bắt kịp xu thế với thế giới, và đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn hơn, kỹ thuật in nổi, còn gọi là in Flexo ra đời, giúp in ấn trên các vật liệu dạng cuộn, cho các dòng máy dán tự động.
Định nghĩa kỹ thuật in flexo:
In flexo (flexography) là kỹ thuật in nổi, trên khuôn in các phần tử in (hình ảnh, chữ viết..) nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh trên khuôn in được đảo ngược, rồi được cấp mực bằng trục anilox, sau đó trục truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép.
Trong in flexo, có một trục anilox bằng kim loại, bề mặt khắc lõm nhiều ô nhỏ (cell) được cấp mực in, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục. Dao gạt sẽ gạt hết phần mực nằm trên bề mặt. Sau đó trục sẽ tiếp xúc và ép mực từ các ô lõm từ trục lên khuôn in.
Ứng dụng của in flexo
Kỹ thuật in flexo cho chất lượng hình ảnh không cao như in offset hay các kỹ thuật in khác, tuy nhiên vì sử dụng T’ram 150DPI nên chất lượng sản phẩm in lại đồng đều và có màu đậm hơn.
Vì thế kỹ thuật in flexo được ứng dụng cho việc sticker, label, nhãn mác, tem, bao bì, vỏ thùng carton,… và cũng có thể in được trên nhiều chất liệu đặc biệt: bìa, vải hoặc in cả trên màng polyme, màng tráng kim loại,…
so sánh in flexo và in offset
Nếu so sánh in flexo và in offset, chúng ta có thể thấy in offset có chất lượng hình ảnh in sắc nét hơn, giá thành chế bản in thấp và nhanh chóng hơn. Nhưng lại không thể đáp ứng số lượng in cực lớn như in nhãn mác, bao bì cho doanh nghiệp với quy mô sản xuất khổng lồ và liên tục.
In flexo có thể khắc phục được nhược điểm đó, dù chất lượng in không sắc nét bằng nhưng nếu là in bao bì, nhãn mác nhiều chữ, không cần hình ảnh sắc nét thì cho dù là với số lượng in khổng lồ, kỹ thuật in flexo cũng đều có thể đáp ứng hoàn hảo.