Thiết bị phơi trong in lụa
Thiết bị phơi trong in lụa trong nhiều trường hợp là một thiết bị khá quan trọng bởi, rất nhiều sản phẩm in lụa sau khi in xong mực chưa thực sự khô, cần phơi khô để đảm bảo tính kỹ thuật. Không những thế thiết bị phơi trong in lụa còn là một thiết bị hiệu quả để lâng cao năng suất in lụa. Nơi sản xuất nếu mặt bằng hẹp lại không được trang bị thiết bị phơi tốt thì năng suất rất khó cao, ngược lại mặt bằng rộng rãi có trang bị các loại thiết bị và máy phơi đầy đủ thì năng suất lao động có thể tăng nhiều lần. Tuy nhiên việc phơi như thế nào, sử dụng thiết bị ra sao lại tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để thợ in lụa linh hoạt trong cách xử lý.
Tại Việt Nam việc in lụa rất linh hoạt và sáng tạo, mỗi thợ in lụa tùy điều kiện của mình, sản phẩm mình in… đều có những cải tiến cho phù hợp. Tuy nhiên về vấn đề phơi sản phẩm thông thường chưa thực sự được chú trọng, người in đôi khi có thể lấy bất kỳ thứ gì mà đặt được sản phẩm lên phơi được là sử dụng như bàn ăn, ghế, nền nhà, thùng caton… thậm chí cả giường ngủ. Tất nhiên điều này hoàn toàn là tốt và phù hợp trong điều kiện sản xuất chưa lớn.
Ở những nước có trình độ in lụa tiên tiến, họ rất quan tâm tới vấn đề phơi bản in lụa vì họ hiểu đây là một công đoạn khá quan trọng trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, tăng thêm chất lượng cho sản phẩm và như vậy cũng là tăng lợi nhuận, tạo hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó từ những năm 50 của thế kỷ trước các thiết bị phơi của họ đã vô cùng phong phú và từ đó tới nay vẫn không ngừng cải tiến từ thô sơ đến hiện đại, từ thủ công đến bán tự động rồi tự động hoàn toàn.
Cùng điểm lại hành trình phát triển của thiết bị phơi trong in lụa tại Việt Nam ta thấy những sự phát triển không ngừng mặc dù ngành in lụa ở Việt Nam phát triển chậm hơn, hội nhập chậm hơn khá nhiều so với ngành in lụa ở những nước tiên tiến:
1. Thiết bị phơi bản in lụa năm năm 50 – 60
Khi đó thợ in lụa của chúng ta phơi chủ yếu trên nền nhà, nền gạch sau khi đã được lau chù, quét dọn thật sạch sẽ.
Với cách in lụa và phơi bản thời đó thông thường một nhóm thực hiện sẽ gồm 3 người:
+ Người gạt mực (người in)
+ Người để sản phẩm in vào và lấy sản phẩm in ra sau khi người in in xong.
+ Người đem sản phẩm in đi phơi
2. Phơi bản bằng cách giăng dây
Dây phơi có thể được giăng khắp xưởng nhằm mục đích sau khi in sản phẩm xong thì dùng kẹp, kẹp sản phẩm trên dây phơi, tương tự với cách phơi quần áo.
Các in lụa này cũng vẫn sử dụng ekip gồm 3 người giống như trên.
3. Phơi sản phẩm in lụa bằng kệ
Đây là những thiết bị được đóng tương đối giống kệ sách, dưới chân kệ phơi có thể lắp bánh xe, giúp kệ dễ dàng di chuyển tạo sự linh hoạt trong quá trình làm việc.
Việc sử dụng kệ giúp giảm bớt được 1 nhân lực trong quá trình in.
4. Thiết bị phơi sản phẩm in lụa bằng vỉ những năm 60 – 70
Vỉ phơi là thiết bị có cấu tạo gồm 1 khung gỗ có bắn lưới thép đan mắt cao, lỗ lưới khoảng 4 x 4 cm. Sau khi thợ in xếp đầy sản phẩm in lụa vào vỉ phơi, thợ in có thể xếp các vỉ chồng lên nhau. Dưới vỉ phơi dưới cùng cũng có thể lắp bánh xe để việc di chuyển dễ dàng hơn.
5. Thiết bị phơi sản phẩm in lụa bằng vỉ phơi cải tiến những năm 70 – 80
Giống hệt vỉ những năm trước nhưng được cải tiến thay đổi ở cách giang dây và phần dưới có dán giấy bao xi măng quết hồ thật đều rồi dán chum lên, cải tiến này giúp dây đỡ bị trùng và dây có độ bền cao hơn.
Thiết bị phơi bản in lụa tròn 3 ngăn quây. Cấu tạo của thiết bị có 1 trụ chính ở giữa, các giàn phơi như mâm với đường kính to nhỏ khác nhau gắn vào trụ và có thể xoay được, gắn từ to ở dưới, lên trên nhỏ dần. Với thiết bị tròn kiểu này thì ekip làm việc chỉ cần 1 người, vừa in, vừa phơi. Tốc độ phơi nhanh hơn, phơi đầy cả 3 phần thì lại phơi chống lên cái tiếp theo vì đầy hết cả 3 ngăn thì cái đầu tiên đã khô rồi.
Thiết bị phơi tròn khá thích hợp cho việc in các loại túi nilon, túi shop, in sản phẩm kích thước nhỏ như thiệp cưới, thiệp mời, thiếp chúc tết, bao lì xì…
6. Thiết bị phơi bản khoảng những năm 1980 – 2000
Xuất hiện những thiết bị phơi dạng nhiều tầng (50 tầng), có thể tự cố định khi đẩy từng tầng lên. Phía dưới có gắn bánh xe giúp linh hoạt trong việc di chuyển. Đây là thiết bị khá thông minh và chuyên nghiệp để đẩy nhanh tốc độ làm việc.
7. Thiết bị phơi ngày nay
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều các loại máy phơi bản in lụa, từ máy sấy chạy bàn tự động dùng trong in vải đến những máy sấy băng tải tự động, các loại tủ sấy khung lụa, tủi sấy sản phẩm đặc thù… nhưng thiết bị này dù tự sản xuất trong nước hay nhập ngoài đều giúp phần làm phong phú thêm nhiều loại kỹ thuật khác nhau trong ngành, thúc đẩy ngành in lụa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.