Chào bạn!
Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn về vật tư in lụa. Đây cũng là những vật tư cần thiết để chuẩn bị trong quá trình in lụa (còn gọi là in lưới). Do in lụa là kỹ thuật chung nên khi ứng dụng in lụa nên chất liệu khác nhau thì vật tư cũng có sự thay đổi theo. Để các bạn dễ hình dung tôi sẽ phân loại vật tư theo quy trình in lụa trên giấy và vải.
Chuyên gia in Trần Vũ
VẬT TƯ IN LỤA (IN LƯỚI)
Chúng ta bắt đầu liệt kê từng thiết bị vật tư cần dùng quy trình in lụa. Và đây là quy trình in lụa mà bạn phải nắm rõ: Thiết kế -> Xuất phim -> Chụp bản -> Pha mực -> In thành phẩm -> Xử lý sau khi in.
1. THIẾT KẾ
Thiết kế -> Xuất phim -> Chụp bản -> Pha mực -> In thành phẩm -> Xử lý sau khi in
Sau khi các bạn làm việc với khách hàng họ sẽ yêu cầu in một thiết kế lên sản phẩm. Và thiết kế này được thực hiện bằng máy tính với phần mềm chuyên dụng CorelDRAW. Bạn cần phải thành thạo phần mềm này. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc.
Bạn xem video ngắn này để hình dung quá trình thiết kế CorelDRAW nhé!
Lời khuyên: Bạn cần chuẩn bị bộ máy tính bàn hoặc máy tính xách tay có cấu hình cao để có thể sử dụng các phiên bản khác nhau của Corel như Corel X7, X8, X9. Còn với phiên bản Corel 12 rất nhẹ sẽ phù hợp với cả máy tính cấu hình thấp.
-> Nếu bạn chưa thành thạo hãy học một khóa chuyên sâu thiết kế CorelDRAW: Xem tại đây
2. XUẤT PHIM
Thiết kế -> Xuất phim -> Chụp bản -> Pha mực -> In thành phẩm -> Xử lý sau khi in
Sau khi thiết kế bạn sẽ cần ra phim (xuất phim) để sử dụng trong công đoạn chụp bản tiếp theo. Phim in lụa hiện tại gồm 2 loại:
- Phim in trên giấy scan: Loại giấy này có khổ A4 phù hợp để làm những sản phẩm cơ bản. Bạn sẽ phải kiểm tra cẩn thận sau khi xuất phim để đảm bảo các phần tử in rõ nét.
- Phim nhựa in lụa: Đây là loại phim chuyên dụng có khổ A4, A3 (khổ gấp đôi A4). Loại phim này có 2 mặt , chỉ có một mặt phủ thành phần hóa học để bám mực, mực khô ngay sau khi in, mặt còn lại không bám mực. Phim nhựa được dùng để xuất phim chất lượng cao giúp việc chụp bản in trở nên dễ dàng.
Để hiểu rõ quá trình xuất phim in giấy scan và phim nhựa bạn hãy xem video này:
Lời khuyên: Bạn nên sử dụng phim nhựa cho các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao. Những sản phẩm thông thường bạn có thể sử dụng giấy scan.
3.VẬT TƯ IN LỤA TRONG QUY TRÌNH CHỤP BẢN
Thiết kế -> Xuất phim -> Chụp bản -> Pha mực -> In thành phẩm -> Xử lý sau khi in
Rất nhiều vật tư in lụa (in lưới) mà bạn cần chuẩn bị trong quy trình chụp bản như: Khung in lụa, dao gạt mực, tủ sấy khung lụa, kẹp căng khung lụa… Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng vật tư in lụa này nhé!
1. Khung in lụa:
Vật tư in lụa không thể thiếu trong quy trình chụp bản là khung lụa. Khung lụa hiểu đơn giản là một lớp lụa được căng lên khung làm bằng gỗ hoặc kim loại.
Một vài đặc tính của khung in lụa:
+ Chất liệu: Có nhiều loại chất liệu khác nhau được dùng để làm khung in lụa thủ công như: Nhôm, gỗ, sắt, nhựa… tuy nhiên hiện tại trên thị trường thì phần lớn dùng hai loại chất liệu: Nhôm và gỗ.
+ Hình dáng: khung in lụa phổ biến nhất là hình chữ nhật vì nó tiết kiệm nguyên liệu, đơn giản hóa trong sản xuất.
+ Độ vênh: Khi chọn mua khung in lụa bạn nhớ để khung trên mặt bàn phẳng để xem độ cong vênh. Thường thì khung nhôm ít bị cong vênh biến dạng hơn khung gỗ.
Lời khuyên: Để tiết kiệm chi phí bạn có thể sử dụng khung gỗ. Trường hợp có điều kiện bạn dùng khung nhôm sẽ giảm được độ cong vênh hơn.
2. Kẹp căng khung lụa
Vật tư in lụa thứ hai là Kẹp căng khung. Kẹp căng khung lụa là một thiết bị rất quan trọng với những xưởng in nhỏ, đặc biệt là những xưởng in lụa trên giấy, vải. Lý do là sau khi in và rửa bản in nhiều lần lưới lụa sẽ bị hỏng và chúng ta cần thay lưới mới. Kẹp căng khung lụa sẽ giúp bạn làm điều này.
Lời khuyên: Với những xưởng có quy mô lớn thì nên đầu tư máy căng khung lụa còn với xưởng in quy mô nhỏ bạn chỉ cần đầu tư 1 bộ kẹp căng khung lụa là có thể dùng đi dùng lại. Nó giúp giảm rất nhiều chi phí và chủ động trong công việc.
3. Máy căng khung lụa
Kẹp căng khung như trên phù hợp với những xưởng in vừa và nhỏ. Còn máy căng khung lụa là vật tư in lụa phù hợp với những xưởng in có quy mô lớn do việc phải thay hàng chục khung in lụa một đợt là bình thường. Với thiết bị căng khung lưới chuyên dụng một lần có thể căng được 6 khung lưới. Việc này giúp bạn đảm bảo số lượng khung lụa cần thiết để chuẩn bị cho quá trình chụp bản.
Lời khuyên: Bạn nên mua thiết bị máy căng khung lụa khi xưởng đủ lớn để tối ưu chi phí và quy trình làm việc.
4. Bàn chụp phim in lụa
Sau khi đã có phim in lụa ta sẽ tiến hành phủ lên khung in lụa một lớp keo chụp bản sau đó mang khung lụa đi chụp bản bằng thiết bị bàn chụp in lụa. Bàn chụp in lụa thường được cấu tạo bởi nhiều bóng để khi chụp bản in có thể lấy được phần tử in trên khung in lụa. Kỹ thuật chụp bản in lụa đòi hỏi người thợ phải căn giờ chụp hợp lý, đây cũng là kỹ năng khó với người mới vào nghề.
5. Tủ sấy khung in lụa
Bản in sau khi chụp xong cần dùng nước tẩy bay phần keo chụp và còn lại là phần tử in. Để làm khô phần tử in ta cần sấy khung lụa. Đến khâu này vật tư in lụa cần thiết chính là tủ sấy khung lụa.
Có 2 phương pháp sấy khung lụa hiện nay đang sử dụng là:
- Phương pháp dùng máy sấy tay: Đây là phương pháp phổ biến dùng khi in số lượng ít vì thời gian sấy lâu, mỗi lần sấy chỉ sấy được một khung lụa.
- Phương pháp dùng tủ sấy: Đây là phương pháp tối ưu hơn mà hiện nay các xưởng in đều sử dụng. Phương pháp này không chỉ rút ngắn thời gian mà còn làm cho phần tử in được khô đều hơn. Chất lượng khung lụa sau khi sấy tốt sẽ giúp cho quá trình in được sản phẩm đẹp.
>>> Trần Vũ: 0973.92.8989 <<<
6. Hóa chất được sử dụng để chụp bản
- Keo chụp bản
- Thuốc bắt sáng
4. PHA MỰC
Thiết kế -> Xuất phim -> Chụp bản -> Pha mực -> in thành phẩm -> Xử lý sau khi in
Vật tư in lụa tiếp theo là mực in lụa. Đây là vật tư rất quan trọng. Mực in Lụa thường đậm đặc hơn mực in phun, offset và có nhiều màu sắc ngoài CMYK. Xét về nguồn gốc mực in lụa chia thành gốc nước và gốc dầu nhưng để dễ hiểu cho người sử dụng chúng ta phân loại theo thực tế thị trường như sau.
1. Mực in gốc nước: Các loại mực gốc nước thường có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60 độ C và khó tan dưới 25 độ C). Nhóm này dùng in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ … Mực in nhóm này để khô tự nhiên tức là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
2. Mực in gốc dầu: Mực được điều chế từ gốc dầu mỏ thì gọi là mực gốc dầu. Đặc trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trương khác nhau về xử lý trung gian. Đặc điểm của mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước.
3. Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
Trước hết phải nói là mực Plastisol là mực điều chế in trên vải thuộc gốc dầu nhưng có một số đặc điểm riêng.Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Tuy nhiên mực này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dầy. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra.
4) Mực UV: Mực UV là mực gốc dầu có đặc tính là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực này in được trên rất nhiều chất liệu và độ bám tốt.Mực UV còn có 1 lợi điểm nữa là độ trong suốt tuyệt hảo hơn các mực gốc khác và khi người ta muốn làm bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt thì đều rất tốt.
5) Mực in Sublimation
Đây là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt, sau khi in lên 1 tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang 1 bề mặt khác, loại mực này sẽ thăng hoa sang bề mặt ấy.
5. VẬT TƯ IN LỤA TRONG QUY TRÌNH IN SẢN PHẨM
Thiết kế -> Xuất phim -> Chụp bản -> Pha mực -> in thành phẩm -> Xử lý sau khi in
1. Dao gạt mực & dụng cụ kéo mực trên lưới
Một số thiết bị vật tư in lụa (in lưới) mà bạn cần biết trong quá trình chụp bản như:
- Dao gạt mực hay còn gọi là cọ in: Dụng cụ dùng để gạt trực tiếp mực lên lưới in.
- Máng Lên Keo: Sản phẩm này giúp bạn thuận tiện hơn cho quá trình chụp bản. Trong trường hợp thông thường có thể đổ mực trực tiếp lên khung lụa khi in sản phẩm.
2. Những vật tư in lụa chuyên dụng cho từng chất liệu in
Bàn in lụa trên giấy:
Kỹ thuật in lụa trên giấy như in thiệp cưới, in hóa đơn, phong bì… bạn cần bàn in có kích thước nhỏ là đã có thể in được sản phẩm.
Bàn in lụa trên vải, áo:
Riêng với in áo đặc biệt là áo thun thì bàn in phải được thiết kế riêng. Tùy vào quy mô của xưởng in mà bàn có nhiều hay ít tay bàn.
Máy in lụa trên áo:
Máy in lụa bán tự động phù hợp với mô hình xưởng in nhỏ có thể in được nhiều mầu. Ưu điểm là nhỏ gọn nên tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên với quy mô lớn thì phải dùng bàn in lụa như tôi đã nói ở trên.
Lời khuyên: Tùy vào mô hình của mình mà bạn lựa chọn sản phẩm làm sao cho phù hợp. Với trường hợp in áo thì nên sử dụng bàn in nhiều tay bàn vừa có thể in số lượng ít vừa có thể in số lượng nhiều.
Bài viết đang cập nhật…
Từ khóa: Vật tư in lụa, vật tư in lưới, thiết bị in lụa, thiết bị in lưới